Sự sáng tạo ấy nằm ở chỗ khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên hoặc chuyển thể và càng khó hiểu hơn ở chỗ tác phẩm cải biên hoặc chuyển thể này lại được công chúng Việt nam chấp nhận và hoan nghênh. Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không ? […] Hiện tượng “người bỏ, ta lấy; người khinh, ta chuộng” cũng đã từng xảy ra trong giao lưu văn học thế giới […] Nhưng với Kim Vân Kiều tân truyện và Kim Vân Kiều truyện, tình hình không phải như vậy. Bởi lẽ đề tài “Thúy Kiều” trước Thanh Tâm tài nhân đã được rất nhiều cây bút Trung Quốc khai thác, như Dư Hoài với Vương Thúy Kiều truyện, Đới Sĩ Lâm với Lý Thúy Kiều truyện, Mộng Giác Đạo Nhân với Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa trong Tam khắc phách án kinh kỳ... Và sau Thanh Tâm Tài Nhân, Diệp Trĩ Phỉ đã dựa vào Kim Vân Kiều tân truyện để sáng tác vở kịch Hổ phách thỉ và Hạ Bỉnh Hoành cũng đã theo đó để sáng tác vở kịch Song Thúy viên...