Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Củ Chi có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng? Bao nhiêu mẹ còn sống?

1/Củ Chi có bao nhiêu xã,thị trấn? Ghi ra
2/Nêu tên các trận đánh lớn ở Củ Chi
3/Củ Chi có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng? Bao nhiêu mẹ còn sống?
4/ Nêu tên những anh hùng liệt sĩ được mang tên cho các trường?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
6.462
4
2
Nguyễn Khánh Linh
15/01/2018 20:53:30
1.An Nhơn Tây • An Phú • Bình Mỹ • Hòa Phú • Nhuận Đức • Phú Mỹ Hưng • Phạm Văn Cội • Phú Hòa Đông • Phước Hiệp • Phước Thạnh • Phước Vĩnh An • Tân An Hội •Tân Phú Trung • Tân Thạnh Đông • Tân Thạnh Tây • Tân Thông Hội • Thái Mỹ • Trung An • Trung Lập Hạ • Trung Lập Thượng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
1
mỹ hoa
15/01/2018 20:54:31
toàn huyện Củ Chi có 2.048 mẹ
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Rành (má Tám Rành) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ở xã Phước Hiệp, có tám người con trai, hai người cháu hy sinh vì Tổ quốc. Mẹ Rành được biết đến như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần cách mạng, tinh thần hy sinh gian khổ, kiên gan bám trụ chiến đấu chống quân thù, động viên chồng con ra trận và tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng. Ðể tri ân mẹ và nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Ðảng bộ, chính quyền thành phố đã xây dựng nhà tưởng niệm mẹ đặt tại ấp Trại Ðèn, xã Phước Hiệp và đặt tên đường mang tên mẹ từ quốc lộ 22, kết nối các xã Anh hùng của Củ Chi như: Tân An Hội, Trung Lập Hạ, Nhuận Ðức, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng về Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (Củ Chi) và ngược lại. Tại địa phương, mẹ được an vị thờ phụng, tên mẹ được đặt cho trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế xã...
Ngoài má Tám Rành, ở Củ Chi có mẹ có con độc nhất là liệt sĩ, có mẹ có chồng, con là liệt sĩ, có mẹ bản thân là thương binh, có chồng và ba con đều hy sinh cho cách mạng. Ngoài trực tiếp chiến đấu, các mẹ còn động viên chồng con, người thân ra trận. Sự hy sinh của các mẹ đã góp phần làm sáng thêm phẩm chất anh hùng cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Củ Chi có 178 ấp khu phố, với 1.828 tổ nhân dân, tổ dân phố thì hầu hết đều có đền thờ phụng, tri ân các mẹ. Ðối với các mẹ còn sống luôn có những việc làm đầy ý nghĩa, là điểm tựa của con cháu và chính quyền. Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Nghị, 86 tuổi (ấp Phú Bình, xã An Phú) là một minh chứng. Khi chính quyền địa phương dự kiến mở đường giao thông nông thôn, sẽ ảnh hưởng đến 15 m2 đất bên hông của gia đình. Không đợi chính quyền xã đến vận động, mẹ đã bảo con cháu tự chặt phá tầm vông, tre trúc... để xã thi công tuyến đường đúng theo thiết kế và tiến độ, bảo đảm cho việc đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của bà con. Mẹ Nghị tâm sự: "Vì cái chung thôi bây, chứ công lao gì, thấy tụi nhỏ hằng ngày đi học không bị dính sình lầy trơn trợt là má vui lắm". Còn Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Hãnh, 85 tuổi (ấp Xóm Chùa, An Phú), đã dành ngôi nhà ở làm điểm để các cháu thiếu nhi trong xóm đến sinh hoạt. Tại đây, các cháu luôn quây quần bên mẹ, được mẹ dạy điều hay, lẽ phải và kể chuyện truyền thống...
Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết: Trong số 95 Bà mẹ VNAH còn sống ở huyện, đến thời điểm này hầu hết đã được các cơ quan trong và ngoài huyện nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Bình quân mỗi mẹ được hỗ trợ chín triệu đồng/tháng. Về nhà ở, 100% các mẹ đều có nhà ở khang trang, nơi thờ tự các Anh hùng liệt sĩ ấm cúng trang trọng. Việc thăm hỏi, chăm sóc các mẹ khi ốm đau được xem là nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp ủy Ðảng, chính quyền của huyện Củ Chi.
Chiến công và sự hy sinh cao cả của các Bà mẹ VNAH là niềm tự hào, nguồn động viên to lớn đối với thế hệ trẻ hôm nay quyết tâm ra sức phấn đấu xây dựng Củ Chi ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại để đền đáp xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các Bà mẹ VNAH với đất nước, quê hương.
5
0
Trịnh Quang Đức
15/01/2018 20:55:25
Củ Chi đất thép, gắn với 10 bài học đánh Mỹ
10 bài học đánh Mỹ rút ra tại Hội nghị tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện Củ Chi do Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định tổ chức ngày 7-2-1965 đó là:
1. Ai cũng đánh được Mỹ.
2. Vũ khí gì cũng đánh được Mỹ.
3. Nhiều cũng đánh, ít cũng đánh; một người, một tổ chức cũng đánh và đều đánh thắng.
4. Ở đâu cũng đánh được Mỹ, đánh ở rừng, ở xóm, ở ấp chiến lược, ở đầm lầy. Chỉ cần tích cực bám địch, tìm địch mà đánh là được.
5. Ngày cũng đánh, đêm cũng đánh được Mỹ, vì cả ngày và đêm Mỹ đều có sơ hở, nhược điểm.
6. Đánh địch phản công là cơ hội tốt để ta diệt chúng.
7. Đánh ở cả tiền tuyến, đánh cả ở hậu phương địch, đánh đều khắp, càng làm cho giặc Mỹ bối rối, bị động, ta diệt địch càng dễ dàng hơn.
8. Đánh cả trong xã, ấp chiến đấu và ngoài xã, ấp chiến đấu, chỉ cần nâng cao quyết tâm tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt.
9. Có khả năng đánh thắng các loại binh chủng Mỹ.
10. Đánh bằng võ trang, đánh bằng chính trị, đánh bằng binh vận.
10 bài học này được phổ biến rộng rãi trong quân và dân Sài Gòn Gia Định lúc bấy giờ. Nhưng điều đáng quý là nó còn phổ cập trong nhiều địa bàn, làm cho phong trào “Tìm Mỹ mà diệt” phát triển trong toàn Miền, góp phần phá sản cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ đã thực hiện.
3
1
Trịnh Quang Đức
15/01/2018 20:56:18
Câu 1:
A
An Nhơn Tây
An Phú, Củ Chi
B
Bình Mỹ, Củ Chi
C
Củ Chi (thị trấn)
D
Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Củ Chi
H
Hòa Phú, Củ Chi
N
Nhuận Đức
P
Phước Vĩnh An
Phạm Văn Cội (xã)
Phú Hòa Đông
Phú Mỹ Hưng, Củ Chi
Phước Hiệp, Củ Chi
Phước Thạnh, Củ Chi
T
Tân An Hội, Củ Chi
Tân Phú Trung, Củ Chi
Tân Thạnh Đông
Tân Thạnh Tây
Tân Thông Hội
Thái Mỹ
Trung An, Củ Chi
Trung Lập Hạ
Trung Lập Thượng
3
0
mỹ hoa
15/01/2018 20:58:11
là khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940
mk chỉ biết một trận thôi
2
0
Bạch Ca
15/01/2018 20:58:32
Nêu tên những anh hùng liệt sĩ được mang tên cho các trường?
Võ Thị Sáu,Nguyễn Văn Trỗi,Nguyễn Trãi,Nguyễn Du ,Lê Lợi,Quang Trung..........
Nêu tên các trận đánh lớn ở Củ Chi Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,...
1
1
Anh Pham
15/01/2018 22:12:59
1) Huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện gồm có 1 thị trấn và 20 xã:.
* Huyện lỵ: Thị Trấn Củ Chi.
* Các xã:
1. Phú Hoà Đông.
2. Tân Thạnh Đông.
3. Tân Thạnh Tây.
4. Tân An Hội.
5. Tân Thông Hội.
6. Tân Phú Trung.
7. Trung An.
8. Phước Vĩnh An.
9. Hoà Phú.
10. Thái Mỹ.
11. Phước Thạnh.
12. An Nhơn Tây.
13. Trung Lập Thượng.
14. Phú Mỹ Hưng.
15. An Phú.
16. Nhuận Đức.
17. Phạm Văn Cội.
18. Bình Mỹ.
19. Phước Hiệp.
20. Trung Lập Hạ. 2)Cái nôi địa đạo: Sau khi có Đảng, dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Nam Kỳ các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra, đỉnh điểm là khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940, sau khi khởi nghĩa nổ ra và thất bại, thực dân pháp đã thẳng tay đàn áp bắn giết. Phong trào kháng Pháp tạm lắng, để tránh bị đàn áp nhiều chiến sĩ cách mạng đã tản về các địa phương vùng ven tạm lánh. Trong số những người tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ có ông Trần văn Hồ, cùng ba chiến sỹ cách mạng khác về xóm Cây Da xã Tân phú Trung ẩn náu. “Che mắt” giặc ông Hồ cùng gia đình đã đào “hầm ếch” thô sơ giữa bụi tre gai sau vườn nhà, để ông và đồng đội cùng ẩn trốn. Khi có “động tịnh”các ông cứ chui vào hầm “nghĩ” khi Pháp đi rồi lại ra ngoài. Và suốt trong 5 năm (từ 1940 đến năm 1945) đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, các ông vẫn an toàn. Gặp lại những đồng chí của mình, Thắc mắc đầu tiên của những người trong cuộc khi ấy! là cách nào mà các ông an toàn? khi mà giặc Pháp ngày đêm lùng sục bố ráp giết chóc, ông Hồ “bật mí” và dẫn chứng cụ thể, với việc đưa các đồng chí của mình ra tận miệng hầm, nơi mà ông Hồ và ba đồng đội của ông đã từng trú ẩn. Thế là từ thực tế của hầm ếch thô sơ ban đầu, các ông được “bật mí” .Và sau đó không lâu từ thực tế hầm bí mật ở Tân Phú Trung, công việc đào địa đạo với mô hình địa đạo liên xã ra đời ở khắp các địa phương Củ Chi. Trên cơ sở khắc phục nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của hầm.Và mô hình địa đạo liên gia, liên ấp được hình thành từ đây. Địa đạo Tân Phú Trung là nơi khởi nguồn của toàn bộ hệ thống địa đạo Củ Chi trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ. Càng về sau địa đạo càng thể hiện tính kỹ thuật và là một công trình đặc biệt trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại quân thù hùng mạnh về kinh tế và khí tài quân sự. Đã có 250 km địa đạo được đào ăn sâu trong lòng đất tại các xã vùng giải phóng. Trải qua bao lần bị chà đi xát lại,chịu bao bom rơi, đạn nổ nhưng địa đạo vẫn là chiến lũy an toàn là nơi bảo vệ chở che các đồng chí lãnh đạo Sài Gòn - Gia Định, Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu, lập nên nhiều chiến công vang vội mà mỗi vùng đất ở Củ Chi đều ít nhiều gắn với những trận đánh và thắng giặc Mỹ do chiến sĩ đồng bào, những nông dân tay súng, tay cuốc chiến đấu và sản xuất ngay trên quê hương mình.
Địa danh và những chiến công
 
Củ chi, tên gọi của một loài cây mọc nhiều tại vùng đất này, địa danh hành chính và tên gọi Củ Chi được chính quyền Ngô Đình Diệm công nhận vào năm 1957. từ cây “Củ Chi” để phục vụ công tác quản lý “hành chính” của chế độ cũ. Trước đó nhiều xóm ấp ở đây cũng có tên gọi trùng với một loại cây nào đó sẵn có tại mỗi vùng để xác lập địa giới hành chánh làng này với làng khác, Như Cây Trâm, Cây Trắc, (xã Phú Hòa Đông) Mít Nài, Bàu Điều xã Phước hiệp (Nay là Phước Thạnh), Bàu Đưng (An Nhơn Tây), Giồng Sao (xã Tân phú Trung) Cây Trôm (xã Phước Hiệp), Bàu Tre (xã Tân An Hội). hoặc lấy tên của bến nước, bến đò, đình, chùa nào đó đặt tên cho xóm ấp của mình như: Ấp Bến Đò, Aáp Đình (xã Tân Phú Trung), ấp Bến Mương (xã Nhuận Đức, xã An Nhơn Tây), Xóm Chùa (xã Tân An Hội) ấp Đồng Chùa (xã Phước Thạnh).
Mỗi một vùng đất, mỗi một địa danh ở Củ Chi điều gắn với lịch sử của mình trong đó tiêu biểu là những chiến công mà quân dân du kích mỗi địa phương đã chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ.
Ngày 26/01/1966 tại đồng bưng ấp Bốn Phú du kích xã Trung An phối hợp với bộ đội Đại đội 02, Tiểu đoàn 02 Quyết thắng tổ chức trận vận động phục kích, tiêu diệt 300 tên địch làm bị thương hàng trăm tên khác bắn cháy 24 máy bay trực thăng, một máy bay phản lực, và làm hỏng 10 máy bay khác sau trận chiến thắng này Mỹ Ngụy không còn dám ung dung đốt phá làng mạc ở Củ Chi
03 h sáng ngày 11/06/1967 tại Gò đình, Đức Hiệp (ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức) 47 chiến sỹ Đại đội 01, Tiểu đoàn 07 cùng bộ đội địa phương và nhân dân đã tổ chức tập kết diệt xe tăng địch, trong vòng 15 phút các lực lượng đã tiêu diệt 117 tên lính Mỹ, phá hủy 21 xe tăng. Trận đánh này đã khẳng định tinh thần dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân Củ Chi, với chiến lợi phẩm thu và “kinh nghiệm” đút kết được từ chiến thắng này đã thúc đẩy tinh thần hăng say diệt Mỹ nhất là “cách” diệt xe tăng thiết giáp giặc của trận Gò đình được các lực lượng khác trên toàn chiến trường Miền Đông nam bộ tận dụng triệt để
Ngày 20/03/1975 trên Quốc lộ 22 đoạn ngang qua Cây Trôm- Bàu Tre (nay là xã Phước Hiệp và Tân An Hội) Tiểu đoàn bộ binh 01 và du kích Củ Chi cùng các lực lượng khác đã tấn công đoàn xe tiếp tế của quân đoàn 03 ngụy chi viện cho chiến trường Tây Ninh. Qua một ngày đêm chiến đấu, Ta đã tiêu diệt một đại đội bảo vệ đoàn xe, đánh thiệt hại nặng 02 đại đội bảo an đến giải dây “cứu nguy” cho đồng đội, phá hủy 117 tấn đạn dược, 53 xe trong đó có 02 xe tăng, 01 máy bay trực thăng. Trận tập kích có ý nghĩa to lớn và đánh dấu chiến công của quân dân Củ Chi cùng các lực lượng khác trong việc kiềm giữ chân địch, cắt đường tiếp tế viện trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực triển khai lực lượng và thực hiện trận chiến đấu và quyết đấu cuối cùng mà chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một trận đòn quyết chiến cuối cùng tấn công vào sào nguyệt Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất tổ quốc.
Tiếp nối những chiến công
Để có được độc lập tự do, có được những kỳ tích “có một không hai” trong thế kỷ 20. Trên mảnh đất Củ Chi nhỏ bé này đã hứng chịu biết bao đau thương, mất mát, hy sinh. Trên 1.723 thương binh, 10.488 liệt sỹ, 10,000 gia đình có công với cách mạng, 779 mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 33 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động, 19 xã anh hùng (trừ Thị Trấn và Phạm Văn Cội). Cơ sở hạ tầng gần như là không, đói kém, thất mùa, đất đai hoang hóa, đầy rẩy bom, mìn là những gì còn lại sau giải phóng.
Xốc dậy, tinh thần gan dạ trong kháng chiến. Được sự chi viện và giúp sức kịp thời của Trung ương và Thành phố. Bằng tinh thần dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trên tinh thần dân chủ thẳng thắng, khơi sức dân lo cho dân, lãnh đạo huyện Củ Chi đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể thiết thực cho từng thời điểm giai đoạn cách mạng cụ thể trong cuộc chiến chống đói nghèo lạc hậu hôm nay. 37 năm sau ngày giải phóng, cuộc chiến chống đói nghèo lạc hậu ở Củ Chi đã gặt hái nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó cái được lớn nhất là sự tin tưởng của đông đảo các tầng lớp dân cư, sẵn sàng ủng hộ tất cả các phong trào hành động cách mạng do Đảng bộ-chính quyền từ huyện đến xã phát động cùng nhau xây dựng làng quê của mình ngày một phát triển. Mỗi địa danh của Củ Chi hôm qua đang viết tiếp chiến công của các thế hệ cha anh đi trước bằng những thành tích trong xây dựng nông thôn mới hôm nay.
Từ địa đạo Cây Da xã Tân Phú Trung, đến địa đạo Bến Dược- Bến Đình và những làng quê và những chiến công hiển hách hôm qua, đã đồng hành cùng dân tộc trong 37 năm xây dựng. Để hôm nay đền Bến Dược trở thành nơi thờ phượng tri ân 44.000 liệt sỹ của mọi miền Tổ Quốc, trở thành nơi linh thiêng tôn nghiêm, ngày ngày đón khách thập phương đến tham quan tưởng niệm. Các thế hệ con em Củ Chi đã và đang ngày đêm lao động cật lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh đi trước tất cả vì một Củ Chi văn minh nghĩa tình.
Đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM tham dự.
Trong 30 mẹ, 3 mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rực, Nguyễn Thị Sáu (cùng ngụ huyện Củ Chi) và mẹ Trần Thị Buồm (ngụ quận Bình Thạnh) đã đến nhận danh hiệu cao quý. 27 mẹ đã qua đời, đến nhận danh hiệu là thân nhân của các mẹ. Các đại biểu lắng lòng cùng bày tỏ lòng tri ân tới 3 mẹ được phong tặng và nhớ tới 27 mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự nhưng các mẹ không còn dịp có mặt trong buổi lễ vinh danh.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho thân nhân các mẹ.
Thay mặt lãnh đạo TPHCM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến quý mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và thân nhân mẹ được truy tặng. Với đợt tặng và truy tặng này, đến nay, TPHCM vinh dự có 5.278 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong đó, có 267 mẹ còn sống. Đồng chí Tất Thành Cang nhấn mạnh, việc phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý là sự ghi nhận của Tổ quốc đối với công lao to lớn và sự hy sinh cao cả của các mẹ - những bà mẹ đã hiến dâng cho Tổ quốc những người thân yêu nhất của mình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM khẳng định, những hy sinh thầm lặng, vĩ đại của Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ đã góp phần và trực tiếp làm lên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là vô cùng cao quý, là tài sản tinh thần vô giá, trường tồn cùng dân tộc. Cuộc đời và sự cống hiến của mẹ mãi mãi là tấm gương cho bao thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho
Đồng chí Tất Thành Cang chia sẻ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo cho các gia đình chính sách có công. Và nhiều năm qua, cùng với cả nước, cùng với thực hiện nghiêm các chính sách của Đảng, Nhà nước, TPHCM đã tích cực làm tốt công tác phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng. Việc phụng dưỡng được các ban ngành, đoàn thể, nhân dân thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, chăm lo mẹ như lo cho người thân, xuất phát từ sự biết ơn sâu sắc, góp phần giúp mẹ sống vui hơn, khỏe hơn.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo