Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cùng là nỗi nhớ về quá khứ nhưng NHỚ RỪNG của Thế Lữ và ÔNG ĐỒ của Vũ Đình Liên có những tâm trạng và cách biểu hiện khác nhau như thế nào?

I - VĂN HỌC:
Câu 1 : Cùng là nỗi nhớ về quá khứ nhưng NHỚ RỪNG của Thế Lữ và ÔNG ĐỒ của Vũ Đình Liên có những tâm trạng và cách biểu hiện khác nhau như thế nào?
Câu 2 : Qua bài thơ KHI CON TU HÚ của Tố Hữu, em hãy phân tích vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên trong bức tranh mùa hè ở 6 câu đầu?
Câu 3 : Viết lại phần phiên âm và phần dịch thơ của bài thơ NGẮM TRĂNG của Hồ Chí Minh. Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa bài thơ?
Câu 4 : Từ bài CHIẾU DỜI ĐÔ, HỊCH TƯỚNG SĨ, BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau của ba thể loại : hịch, cáo và chiếu?
Câu 5 : Phân tích lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua đoạn văn :
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
Câu 6 : Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa hai văn bản NƯỚC ĐẠI VIỆT TA, BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC.
Câu 7 : Nhận xét cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản THUẾ MÁU của Nguyễn Ái Quốc?
II - TIẾNG VIỆT:
Câu 1 : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. Mỗi loại cho hai ví dụ.
Câu 2 : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu phủ định? Tìm hai ví dụ trong thơ, văn có sử dụng câu phủ định
Câu 3 : Hành động nói là gì? Nêu các kiểu hành động nói thường gặp? Mỗi loại cho một ví dụ. Cách thực hiện hành động nói? Cho ví dụ.
Câu 4 : Nêu một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ trong câu? Đặt ba câu và cho biết tác dụng của sắp xếp từ trong mỗi câu đó?
Câu 5 : Viết một đoạn văn hội thoại ( 5 - 7 câu ) xác định lượt lời và vai xã hội trong hội thoại
17 trả lời
Hỏi chi tiết
6.222
7
3
Nguyễn Diệu Hoài
28/04/2018 19:52:38
Câu 1:
Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bthơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. ở Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một, cùng với lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. Còn ở Nhớ rừng thì đó là hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
6
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:52:59
Câu 1:
Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bthơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. ở Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một, cùng với lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. Còn ở Nhớ rừng thì đó là hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do.
3
3
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:53:47
2.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

3
4
Cute Mai's
28/04/2018 19:54:29
I Văn học
Câu 1

Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bthơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. ở Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một, cùng với lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. Còn ở Nhớ rừng thì đó là hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do.

​Câu 2
Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống

“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

3
2
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:55:38
3.
Dịch thơ:
Trong tù ko rượu cũng ko hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Bác ở trong nhà tù ở Quảng Đông TQ.
- Ý nghĩa bài thơ:

Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : ko có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn ko hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn ki.
1
3
Cute Mai's
28/04/2018 19:56:32
Câu 3
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
~~~

Trong tù ko rượu cũng ko hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 4
Giống: 2 bài đều nói lên lòng yo nc', thương dân, có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước. Khác: Bai fhichj tướng sĩ viết vào lcus loạn lạc, nc' ta bị quân Mông _Nguyên chiếm đánh và đang trong tình hình hết sức căng thẳng trc' chiến tranh. Giặc nghênh ngang, ngổ ngáo còn các tướng sĩ vẫn ăn chơi hưởng lạc. Trần quốc Tuấn đã nêu ra....
Bài chiêú dời đô là lúc đó nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh, mà vị trí ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa đối với sự phát triển mạnh của đất nc' thời bấy h...
4
3
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:56:56
4.
* Giống nhau :
- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc
- Có nội dung là những việc quan trọng , to lớn , có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia , xã tắc .
- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ , văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén , trang trọng , lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.
* Khác nhau :
- Chiếu , Hịch , Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa , thủ lĩnh (những người cẩm quyền nói chung) được viết, riêng với Tấu là do các quan viết .
- Khác nhau về nội dung :
+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách nào đó
+ Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn , một chủ trương , sự nghiệp .
+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ .
+ Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vua .
2
2
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:57:26
5.

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

3
2
Trịnh Quang Đức
28/04/2018 19:58:03
7. Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.
2
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 19:58:29
3.
- Vọng : vọng phu, viễn vọng, vô vọng, hi vọng, ước vọng, thất vọng, khát vọng,...
- Nguyệt : nguyệt thực, nhật nguyệt, nguyệt san, nguyệt phí, bán nguyệt,...
- Ngục: ngục thất, lính ngục, hoả ngục, ngục tù, ngục hình, địa ngục,...
- Trung : trung tâm, trung thu, trung tuyến, trung trực, trung ương, trung đoạn, trung quân, trung trinh, trung thành, trung trực, trung thần, trung nghĩa, trung hiếu,...
- Vô : vô đạo đức, vô tình, vô ơn, vô cùng, vô tận, vô căn cứ, vô danh, vô lí, vô lối, vô cực, vô hồn, vô cảm,...
- Tửu : tửu quán, tửu lượng, tửu sắc,...
- Hoa : hương hoa, hoa hồng, ra hoa kết trái, hoa quả, nở hoa,...
- Đối : đối đáp, câu đối, đối xứng, đối chiếu, đối ngẫu, đối thoại, đối địch, đối tác, đối phương,...
Nhận xét : Đây là vấn đề khá phức tạp, chỉ yêu cầu các em nêu được một số điểm dễ nhận thấy như sau :
- Thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn.
- Một số từ gốc Hán một âm tiết đã được tiếp nhận vào tiếng Việt như thành viên của lớp từ thuần Việt (hoa trong nở hoa, đối trong đôi trong từng câu).
- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với nhau (nguyệt phí, trung tuyến, vô căn cứ,..).
- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với một tiếng thuần Việt tạo thành từ mới (câu đối, lính ngục)
* Hoàn cảnh: lúc Bác Hồ ngắm trăng trong tù
*Ý nghĩa:
-ngăn dc thể xác chứ ko ngăn dc tâm hồn của Bác(sự vượt ngục về tinh thần)
-bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên của Bác
-phong thái ung dung tự tại, say mê trc' cảnh đẹp
-lần đầu tiên Bác tự coi mình là nhà thơ
4
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 19:59:20
2. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Mở đầu bài thơ, với tựa đề Khi con tu hú, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.
Ta biết rằng, người thanh niên cộng sản Tố Hữu dù bị tù đày, tra tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
(Trăng trối)
Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.
Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Một bức tranh đựơc “vẽ" trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống. “Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đang chín, ngọt dần). Một mùa hè đã báo hiệu, một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!
Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.
Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”.
Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên:
Ngột làm sao, chết uất thôi.
Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...
Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 20:00:34
4.
- Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.
- Khác nhau: Trong bài chiếu, Lí Thái Tổ tỏ ra có một thái độ khá thận trọng, chân thành khi đưa ra ý kiến với "các khanh". Trong bài hịch, giọng điệu Trần Quốc Tuấn vừa sôi sục căm thù giặc, vừa nghiêm khắc, vừa ân cần đối với các tướng lĩnh. Còn trong bài cáo, tác giả thay mặt Lê Lợi hùng tráng tuyên bố chủ quyền...
3
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 20:01:28
5.
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước . Tinh thân yêu nước của nhân dân ta đc thể hiện trong bài"Hịch tướng sĩ" , trong đó có đoạn :"ta thường tới bữa quên ăn..........ta cx vui lòng" .Đoạn văn đã thể hện khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn vs ý chí kiên cường sắt đá. Đây là 1 trong những đoạn văn hay nhất trong lịch sử . Từ xưa đến nayluoon đc mọi ng truyên tụng. Chỉ vs mấy câu văn ngắn gọn ,tác giả đã thể hiện rõ nỗi lòng :yêu nước,căm thù giặc ,ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù . Tất cả đc thể hiện qua các hình ảnh nghệ thuật: cấu trúc trùng điệp,mạch văn ngắt thành nhiều vế cân xứng . Lời văn đanh thép, giàu hình ảnh. Kết hợp vs các hình ảnh ẩn dụ,lối ns khoa trương .Đoạn văn như dấy lên trong ta lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời hiện đại. Tất cả làm sục sôi tinh thần quyết chiến , nhiệt huyết đag dâng trào trong tác giả .Càng làm nổi lên tấm trạng đau đớn , tủi nhục khj đất nước đag bị xâm lăng , đo hộ.Và tư thế hiên ngang lẫm liệt , tinh thần quyết chiến kẻ thù
2
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 20:03:34
II
1.
+ Câu Nghi Vấn: cuối câu có dấu chấm hỏi. (và có những từ dùng để hỏi: sao, tại sao, đâu, bao h, bao nhiêu,....)
vd: Bài này làm thế nào bạn nhỉ ?-dùng để hỏi và cần người đối thoại trả lời.
(*) Một số câu hỏi khác vẫn là câu Nghi vấn nhưng ý của nó dùng để biểu lộ cảm xúc (khen, chê,...)vd: Sao mà học giỏi quá vậy?-Câu độc thoại và không thiết người đối thoại trả lời. Câu Nghi vấn dùng để phủ định, khẳng định,vd: Bức tranh này mà đẹp à?. Câu Nghi vấn dụng đe doạ: Mày dám cãi với anh mày đấy hả?,.....các vd trên là những câu NV thuộc kiểu "độc thoại" (vì không dùng để hỏi nên có thể bỏ dấu ? và nhiều câu thay bằng ! sẽ chuyển thành câu cầu khiến [hoăc cảm thán] mà ý nghĩa của chúng vẫn như nhau) phạm vi sd:
+ Câu cầu khiến: cuối câu có dấu chấm than. (và có những từ cầu khiến hãy, chớ, đừng, đi,...)
vd: Đi về đi!-Ra lệnh, yêu cầu (ý cầu khiến nhấn mạnh)
Tuy nhiên,...pla pla.....vẫn có nhiều câu cầu khiến ý yêu cầu không mạnh,vd: Con về đi....(trường hợp này ý cầu khiến không mạnh, giọng điệu biểu diễn câu này không lớn mà nhẹ nhàng như biểu hiện cảm xúc (buồn chẳng hạn [p/s: coi phim riết nhiễm]nên dùng chấm lửng thay cho chấm than thì hay hơn [nhưng vẫn có ý yêu cầu mình đi nhưng ko có ý ra lệnh hay yêu cầu làm liền:|)
Phạm vi sử dụng 2 loại câu này: khá nhiều (trong sách, trong giao tiếp,...)
+Câu cảm thán (là loại câu ít có "tác dụng phụ" như 2 loại câu trên (mang 1 chức năng
chính rùi còn mang nhiều chức năng phụ [ngôn ngữ Việt Nam phức tạp là chỗ đó])
câu thường có chấm than cuối câu.
mục đích để bộc lộ cảm xúc (thế thôi) vd: Đẹp quá!
phạm vi sử dụng thì thường xuất hiện ở giao tiếp hằng ngày (nhưng không phổ biến bằng 2 kiểu câu trên)vd: thay vì "Đẹp quá!"-kiểu câu Cảm thán thì người ta khoái xài:"Sao đẹp dữ thế?" - Câu NV để lời nói ấn tượng hơn.
+Câu Trần thuật: kiểu câu không có đặc điểm hình thức như các câu trên, câu này mang tính "thời sự" hơn:dùng kể,thông báo(thuyết minh),miêu tả.(cuối câu vẫn dấu chấm đơn giản)Xét về chức năng chính trên ta có vd: Mẹ một nắng hai sương tần tảo làm việc để nuôi con ăn học.- câu kể
nhưng câu vd trên ta có thể hiểu thêm 1 chức năng đó là bộc lộ tình cảm, cảm xúc (lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn đối với mẹ), một số câu trần thuật dùng để yêu cầu, vd: Cho nhận xét về kiểu câu ABC.-ta có thể thấy ý cầu khiến ở trong câu này.
Phạm vi sd: tràn lan đại hải...à ko....được sử dụng nhiều nhất...hầu hết trong giao tiếp, trong ngôn ngữ văn chương đều phải sử dụng loại câu này.
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 20:05:09
2. . Khái niệm
Định nghĩa Sách giáo khoa lớp 8 đã nêu rõ: câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy.
Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất đối tượng trong câu.
Chức năng của câu phủ định
– Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác (phủ định bác bỏ).
– Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó (phủ định miêu tả).
Ví dụ về câu phủ định
Đây là loại câu rất dễ và sử dụng phổ biến hàng ngày vì vậy các em sẽ tìm thấy nhiều ví dụ minh họa. Một số ví dụ dễ hiểu như:
– Vân đi chơi (1)
– Vân chưa đi chơi (2)
Mục đích câu (1) khẳng định sự việc Vân đi chơi nhưng trong câu (2) phủ định sự việc Vân không đi chơi. Câu (2) mang ý nghĩa ngược với câu (1).
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc).
Câu phủ định bác bỏ được sử dụng trong câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”.
– Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.
“Không” từ ngữ phủ định, khẳng định cho việc chú chim bị thương nằm hoàn toàn dưới đất.
Đó chỉ là 3 ví dụ dễ hiểu về câu phủ định, các em làm tiếp bài tập phần luyện tập sách giáo khoa nữa nhé. Hẹn gặp lại các em trong một số bài học khác.
3
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/04/2018 20:06:33
3.
Hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục đích nhất định.
Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau.
Các kiểu hành động nói
Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.
+ Hành động hỏi.
+ Hành động điều khiển.
+ Hành động hứa hẹn.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…)
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…)
Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? (hành động hỏi).
Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe.
Ví dụ về hành động nói
– Bạn đã khỏe hẳn chưa ? => hành động hỏi
– Mình vẫn còn ốm, còn ê ẩm và đau đầu lắm => hành động trình bày.
– Bạn ngồi lại bên kia đi, không khéo bị lây thì khổ => hành động điều khiển.
Qua những kiến thức trên các em đã hiểu được thế nào về hành động nói, câu kiểu hành động nói và vài ví dụ giúp hiểu bài học. LoiGiaiHay.net chúc em các học tập tốt.
2
3
Hiệu Hoàng Hiệu
03/05/2018 06:50:59
Hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục đích nhất định.
Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau.
Các kiểu hành động nói
Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.
+ Hành động hỏi.
+ Hành động điều khiển.
+ Hành động hứa hẹn.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…)
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…)
Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? (hành động hỏi).
Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe.
Ví dụ về hành động nói
– Bạn đã khỏe hẳn chưa ? => hành động hỏi
– Mình vẫn còn ốm, còn ê ẩm và đau đầu lắm => hành động trình bày.
– Bạn ngồi lại bên kia đi, không khéo bị lây thì khổ => hành động điều khiển.
Qua những kiến thức trên các em đã hiểu được thế nào về hành động nói, câu kiểu hành động nói và vài ví dụ giúp hiểu bài học. 
chúc em các học tập tốt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo