1.
- Câu trần thuật đơn không có từ là còn được gọi là câu tả. Chủ ngữ của kiểu câu này thường do danh từ (cụm danh từ) đảm nhiệm. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? (Con gì? Cái gì?) - Vị ngữ của kiểu câu này thường do động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm. Vị ngữ trả lời chọ câu hỏi: Làm gì? hoặc Thế nào?
Ví dụ:
– Các cụ già / nhặt cỏ đốt lá. (Ai – làm gì?)
– Đàn voi / bước đi chậm rãi. (Con gì – làm gì?)
– Bên đường, cây cối / xanh um (Cái gì – thế nào?)
– Trong nhà có khách. (Câu đơn có cấu tạo đặc biệt, còn gọi là câu đơn đặc biệt. Câu này thông báo về sự xuất hiện, tồn tại của sự vật (khách).
– Đằng xa, trong mưa mờ, bỗng hiện lên / bóng một chiếc cầu sắt uốn cong.
Câu trần thuật đơn có từ là:
Ví dụ:
1. Câu trần thuật định nghĩa Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.
2. Câu trần thuật giới thiệu Mẹ tôi là bác sĩ.
3. Câu trần thuật miêu tả Ngày thứ 6 là một ngày sáng sủa và đẹp trời.
4. Câu trần thuật đánh giá Cô ấy là người văn minh, lịch sự.