LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 9) - Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 9 )

1 trả lời
Hỏi chi tiết
192
0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 13:40:27

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 6)

Câu 1:Khi sử dụng các bình chứa chất khí như Ete, bình ga,… ta phải chú ý điều gì?

Câu 2: So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn? Nêu thí dụ minh họa.

Câu 3: Khi đun nóng khối lượng riêng của chất lỏng tăng hay giảm, tại sao?

Câu 4: Một băng kép được cấu tạo bởi hai vật liệu A và B độ giãn nở vì nhiệt khác nhau, hàn dính lại nhau. Khi nung nóng, băng kép cong về phía B. Vậy lớp A dãn nở nhiều hay ít hơn lớp B?

Câu 5: Tại sao các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy?

Câu 6: Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên?

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Để đo nhiệt độ người ta dùng ………………….. các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là ……………… và …………… Nhiệt kế hoạt đọng dựa trên hiện tượng ………………….của các chất.

b. Trong nhiệt giai Xen-xi-ut, nhiệt độ nước đá đang tan là ………….., của hơi nước đang sôi là …………… trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan là ……………, của hơi nước đang sôi là………….

c. Ngoài nhiệt giai Xen-xi-ut và Fa-ren-hai người ta còn dung nhiệt giai……………

Câu 8: Em hãy đổi 210C, 370C, 1420C, 2800C ra 0F.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Các bình chứa khí sẽ rất nguy hiểm khi để gần lửa, vì khối khí khi dãn nở có thể làm nổ bình.

Câu 2: Chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Ví dụ minh họa; đổ nước vào trong một cái ấm gần đầy khi đun sắp sôi, nươc dâng lên thấy đầy ấm, mặc dù ấm và nước đều được đun nóng.

Câu 3: Khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng giảm vì đun nóng thì khối lượng không đổi mà thể tích chất lỏng tăng, nên theo công thức D = m/V, D sẽ giảm.

Câu 4: Lớp L1 nở vì nhiệt nhiều hơn lớp L2.

Câu 5: Các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy vì phải có chỗ cho nước ngọt trong chai dãn nở.

Câu 6: Khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên là vì ban đầu thủy tinh tiếp xúc với nước nóng nở ra trước, thủy ngân chưa kịp nở nên tụt xuống. Sau đó thủy ngân cũng được truyền nhiệt thì nở ra nhiều hơn thủy tinh nên lại dâng lên.

Câu 7:

a. nhiệt kế, rượu, thủy ngân, sự dãn nở vì nhiệt.

b. 00C, 1000C, 320F, 3120F.

c.Ken – vin.

Câu 8:

+ 210C = 69,80F.

+ 370C = 98,60F.

+ 1420C = 287,6 0F.

+2800C = 5360F.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư