Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề thi thử Quốc Gia THPT môn Ngữ Văn 12 năm 2015-2016

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.922
0
0
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 02:20:48
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)
Vì sao Sơn Đoòng mê hoặc du khách?
(1) Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.
(2) Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”. Các nhà khoa học Mỹ ví von, đây như là “chén thánh” đối với các nghiên cứu sinh học, địa mạo trái đất…
(Theo http://dulich.dantri.com.vn)

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
1/ Địa danh Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Ninh là đúng hay sai? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2/ Nêu thao tác lập luận và xác định câu chủ đề trong đoạn văn (1)
3/ Hai câu văn Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác trong đoạn văn (2) có một câu không chính xác? Hãy xác định câu văn đó và nêu cách sửa lại cho đúng.
4/ Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị khi hãng truyền hình Mỹ ABC News đã truyền hình trực tiếp hang động tuyệt đẹp Sơn Đoòng trên chuyên mục Good Morning America vào ngày 13-5-2015, đồng thời cũng đã quảng bá Sơn Đoòng tại Singapore trong sự kiện SEA Games 28 (tháng 6 năm 2015) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; "
( Trích Vội vàng- Xuân Diệu)
5/ Xác định nội dung chính của đoạn thơ?
6/ Phép điệp “này đây”được đặt ở những vị trí nào trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật qua việc xếp đặt đó?
7/ “Tuần tháng mật” được hiểu như thế nào?
8/ Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 dòng) phân tích cái mới trong câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để làm sáng tỏ nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (3,0 đim)
Giọt nước mắt “lạ” của Ánh Viên Sau khi giành HCV và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 200m tự do, Ánh Viên- người hùng của thể thao Việt Nam đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi cô khóc. Một cô gái cứng rắn, được mệnh danh là “cô gái thép” liệu có dễ “nhỏ nước mắt” vì hạnh phúc? Không phải, Ánh Viên khóc là bởi cô chưa hài lòng về chính mình về những gì đã đạt được. Cô nói: “Tôi khóc không phải vì giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi đấu đã mắc một số lỗi. Tôi không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy, ngay cả khi chiến thắng”.
“Tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”- đó là Ánh Viên, VĐV bơi lội Việt Nam đã bước vào ngôi nhà SEA Games.
(Dẫn theo Thọ Nghĩa, http://laodong.com.vn, ngày 11-6-2015)
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về những lời tâm sự trên của Ánh Viên.

Câu 2. (4,0 đim)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng hình tượng thiên nhiên qua 2 đoạn văn sau:
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn.
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm "liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu) -HẾT-
ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)
1/ Địa danh Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Ninh là sai ( đúng là tỉnh Quảng Bình)(0.25)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí(0.25)
2/ Thao tác lập luận: diễn dịch(0.25)
Câu chủ đề trong đoạn văn (1): Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.(0.25)
3/ Câu văn không chính xác đó là Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại vì nó mâu thuẫn với câu tiếp Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác
Cách sửa: Bổ sung từ không phải/không trước cụm từ theo cách truyền thống.(0.25) ( cho điểm tối đa khi vừa chỉ được câu văn không chính xác vừa có cách sửa đúng)
4/ Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ :(0.25)
Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung
-Hình thức: Viết đoạn văn ngắn, không được gạch đầu dòng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả;
-Nội dung: Đoạn văn phải trình bày được suy nghĩ về "siêu hang động" Sơn Đoòng, một danh lam thắng cảnh được xếp vào bậc nhất thế giới. Bản thân tự hào khi nghe tin Sơn Đoòng được bạn bè thế giới quan tâm, ngưỡng mộ, thán phục. Từ đó, bản thân cần góp phần tuyên truyền, giới thiệu cho bạn bè thế giới và nhân dân trong nước về giá trị lớn của Sơn Đoòng về mặt kinh tế,văn hoá, xã hội… 5/ Nội dung chính: đoạn thơ là một khu vườn địa đàng tràn đầy xuân sắc, trong đó mọi vật đều đắm say xuân tình với quan hệ lứa đôi ái ân đầy hạnh phúc.(0.25)
6/ Phép điệp “này đây” lúc đầu được đặt ở giữa dòng thơ, tiếp theo chuyển dời ra đầu rồi cuối cùng quay về ở giữa. (0.25)
Cách xếp đặt đó tạo hiệu quả nghệ thuật: nhà thơ như dắt tay mọi người vào khu vườn hương sắc với hạnh phúc trần thế để chỉ trỏ cho thấy nó là hiện hữu không cần phải mơ ước. Nó ở trong tầm tay và chúng ta có thể chạm vào hạnh phúc đó. Nó giữ nhịp cho một bản đàn đầy hạnh phúc. Mỗi bước chân vào khu vườn địa đàng ấy đều nở ra những điều hạnh phúc kì diệu. Nó cho ta hình dung mọi không gian của khu vườn đâu đâu cũng ngập tràn sự sống và hạnh phúc lứa đôi.(0.25)
7/ “Tuần tháng mật” được hiểu đó là thời gian đôi lứa hưởng hạnh phúc sau khi cưới, thể hiện một nét đẹp văn hoá vừa du nhập từ phương Tây. Đó cũng là thời gian hoa đồng nội cho ong bướm hút được nhiều chất mật ngọt của ái tình. (0.25)
8/ Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung (0.5)
-Hình thức: Viết đoạn văn ngắn, không được gạch đầu dòng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả;
-Nội dung: Khẳng định Xuân Diệu cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên khác lạ, mới mẻ so với mọi người. Người ta chọn mùa xuân đẹp nhất trong bốn mùa của năm. Ông chọn tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân - mùa xuân tươi non mơn mởn là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Phép so sánh đã hội tụ mùa xuân với tuổi trẻ thành vẻ đẹp tổng hợp của cuộc sống. Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu đã đưa cặp môi thiếu nữ vào trung tâm vũ trụ, con người thành chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên. Một Xuân Diệu táo bạo, mới lạ nữa xuất hiện trong từ “ngon” đầy cảm giác nhục thể, tình yêu cuộc sống được huy động cả linh hồn lẫn thể xác.
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (3,0 đim) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Không bao giờ hài lòng với bản thân dù đã thành công. Cần phải nỗ lực, phấn đấu vươn lên nhiều hơn nữa trong cuộc sống.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Tóm tắt câu chuyện về Giọt nước mắt “lạ” của Ánh Viên ++ Ánh Viên khóc không phải vì cô vui mừng khi đoạt thành tích xuất sắc trong thi đấu
++ Ánh Viên khóc vì cô nhận ra một số lỗi trong quá trình thi đấu. Từ đó, cô hứa với lòng mình sẽ không bao giờ bằng lòng với chính mình, mà phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn.
+ Bình luận, phân tích, chứng minh vấn đề cần nghị luận
++ Ý nghĩa lời tâm sự của Ánh Viên
+++Lời tâm sự thể hiện sự khiêm tốn của một tài năng trẻ. Cô không tỏ ra tự cao, tự mãn trước chiến tích của bản thân trên đấu trường khu vực ;
+++ Lời tâm sự thể hiện ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. Họ có ý thức học tập và rèn luyện không mệt mỏi để đóng góp lớn cho ngành thể thao nói riêng, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Đây là kết quả của quá trình mà cô gái Ánh Viên được nuôi dưỡng từ gia đình, giáo dục của nhà trường, của môi trường quân đội...và truyền thống của quê hương, đất nước.
++ Phân phán những biểu hiện trái ngược với suy nghĩ của Ánh Viên :
+++ Một bộ phận giới trẻ có thái độ tự cao, tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng. Một khi đã đạt được thành tích, họ không tiếp tục rèn luyện nên nhận thất bại
+++Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận giới trẻ thiếu bản lĩnh, không có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động
++ Cần hiểu được giá trị của bản thân
++ Không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực hoạt động xã hội
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng to (0,5 đim)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính t, dùng t, đặt câu (0,5 đim):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 đim)
* Yêu cu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cu cth:
a) Đảm bo cu trúc bài nghlun (0,5 đim):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vn đề cn nghlun (0,5 đim):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên qua hình tượng cây xà nu và chiếc thuyền ngoài xa.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vn đề cn nghlun thành các lun đim phù hp; các lun đim được trin khai theo trình thp lí, có sliên kết cht ch; sdng tt các thao tác lp lun để trin khai các lun đim (trong đó phi có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hp gia nêu lí lđưa dn chng (2,0 đim):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên qua 2 đoạn trích :
++ Vẻ đẹp đoạn trích trong Rừng xà nu :
+++ Nội dung :
*Hình tượng cây xà nu là biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ và sức sống bất diệt. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về nỗi đau thương đội bom đạn giặc Mỹ gây ra. Tác giả đã đặt ngay cây Xà nu vào bối cảnh khốc liệt của chiến tranh“ Làng nằm trong tầm đại bác của giặc…”. Cây Xà nu vừa là người chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, vừa là đối tượng hủy diệt của bom đạn kẻ thù. Cây xà nu đã dùng sinh mạng của mình để bảo vệ cho người làng Xô Man.
*Dù bị tàn phá nặng nề nhưng cây xà nu vẫn có một sức sống mãnh liệt. Bên cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Với những cây xà nu đã trưởng thành vượt lên cao hơn đầu người thì đạn đại bác không giết nổi chúng. Chúng như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho người dân Xô Man. +++ Nghệ thuật
* Nhà văn kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số cây; phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...
*Tác giả miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
*Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng giống như một đoạn thơ trữ tình.
++ Vẻ đẹp đoạn trích trong Chiếc thuyền ngoài xa :
+++ Nội dung: Phát hiện thứ nhất của nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ánh Phùng đầy thơ mộng
*Đó là cảnh một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Tất cả bức tranh chiếc thuyền ngoài xa từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.
*Tâm trạng của người nghệ sĩ trước bức tranh: anh trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.Anh còn khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện...cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Đấy chính là sự hạy cảm của trái tim người nghệ sĩ khi bắt gặp cái tận Thiên, tận Mĩ
+++ Nghệ thuật
* Tình huống truyện độc đáo: đó là tình huống nhận thức
* Chọn ngôi kể thích hợp: người kể chuyện là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn là sự hóa thân của tác giả, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo.
* Ngôn ngữ kể giàu chất tạo hình, giọng kể đậm chất triết lí
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về vẻ đẹp của hai bức tranh thiên nhiên: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
++ Sự tương đồng: Cùng miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng . Các tác giả thể hiện sự quan sát tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp, thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm dù đó là hoàn cảnh chiến tranh hay những khoảnh khắc bình yên của cuộc sống thời hậu chiến.
++ Sự khác biệt:
+++ Vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên trong Rừng xà nu: thiên về cảm hứng sử thi , lãng mạn, hào hùng. Tác giả đã phát hiện ra chân lí: trong cái chết, có sự sống; sự sống mạnh hơn cái chết.
+++ Vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên trong Chiếc thuyền ngoài xa: thiên về cảm hứng thế sự , đời tư, nhiều suy ngẫm. Tác giả đã phát hiện ra chân lí: cái đẹp thì ở xa, chỉ là cái vỏ bên ngoài. Còn cuộc sống lại rất gần. Cần phải rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng to (0,5 đim)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×