Câu 2 phần làm văn
Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm hay được ông viết vào những năm 1970 nhân một chuyến tác giả đi thực tế tại Sa Pa. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật, con người bình dị lặng lẽ sống lặng lẽ cống hiến cho đời những gì tinh túy nhất, mà không hề mong muốn được ghi nhận đền đáp. Tác giả Nguyễn Thành Long đã dành cho nhân vật của mình thật nhiều tình cảm, sự trân trọng, nể phục trong từng lời văn chân thực, giản dị mộc mạc
Hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm này, thể hiện một tinh thần sống mạnh mẽ, một tâm hồn cao đẹp yêu đời. Anh là người sống có lý tưởng hoài bão, sống có trách nhiệm với những công việc mà mình đang làm. Tinh thần làm việc của anh khiến nhiều người trẻ hôm nay phải nể phục, và noi gương.
Tác phẩm này được viết trong bối cảnh miền Bắc nước ta đã giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp đang bước vào thời kỳ tự do, hăng say lao động sản xuất để chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất nước nhà. Do đó, đây là một tác phẩm vô cùng có ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Nó cổ vũ tinh thần, cho người dân ta nỗ lực tiến lên, thêm yêu những công việc mà mình đang làm.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là anh thanh niên, một người, một nhân vật không tên, không phải là anh không có tên nhưng có lẽ tác giả không muốn hỏi tên hoặc đặt tên cho anh bởi ngay tiêu đề của tác phẩm đã mang một điều gì đó vô cùng lặng lẽ
. Anh thanh niên này làm nghề khí tượng thủy văn. Một công việc vô cùng vất vả khi ngày nào anh cũng phải dậy rất sớm từ 1 giờ sáng leo lên đài khí tượng rất cao dưới trời mưa, tuyết rơi, lạnh lẽo, đường Sa Pa vùng núi vô cùng khó đi và về đêm rất lạnh, nhưng anh không bao giờ thấy mình vất vả. Nếu có ai đó hỏi anh có thấy chán công việc không? Thì ngay lập tức anh sẽ tự tin mà trả lời rằng “Cháu quen rồi nên không thấy vất vả” rồi anh say sưa kể về những công việc của mình như một điều gì vô cùng lý thú, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho anh.
Ngoài công việc chính của nghề khí tượng thủy văn anh còn tự tổ chức chăn nuôi sản xuất. Anh nuôi những con gà chúng đẻ trứng, rồi anh trồng thêm rau xanh, những vườn rau anh trồng luôn luôn vô cùng xanh tươi, mang lại cho anh những niềm vui vô cùng hạnh phúc.
Qua lời kể của tác giả và những hành động của anh thanh niên chúng ta có thể biết được anh là người có tâm hồn vô cùng cao đẹp, khiêm tốn và yêu công việc của mình hơn bất cứ thứ gì trên đời. Anh nói “công việc vất vả nhưng xa nó một ngày cháu buồn chết mất” .
Anh tìm thấy niềm vui, trong công việc lặng lẽ của mình. Tìm thấy tình yêu trong sự lặng lẽ, bình dị ấy. Chính vì thế anh không bao giờ cảm thấy buồn khổ, vất vả, không bao giờ có thời gian chán nản hay than thân trách phận tại sao lại cho mình lên một vùng núi lạnh lẽo, làm một công việc nhàm chán, mỗi ngày đều lặp đi lặp lại giống nhau.
Anh thanh niên cũng là người vô cùng say mê kiến thức. Anh ham học hỏi vô cùng dù ở vùng xa xôi, cuộc sống thiếu thốn nhiều thứ nhưng anh vẫn luôn để dành tiền nhờ bác tài xế lái xe đường dài từ dưới xuôi lên mua cho anh những quyển sách, để anh nghiên cứu tìm tòi học hỏi. Mỗi lần bác tài xế lái xe đưa cho anh những cuốn sách gương mặt anh lại rạng ngời hạnh phúc nó như một món quà vô giá mà bác tài xế đã mang lại cho anh.
Cuộc sống của anh thanh niên bình dị là thế, mộc mạc là thế nhưng anh luôn biết trân trọng cuộc sống này, trân trọng những gì mình đang có. Bởi có lẽ anh biết để có một cuộc sống bình yên, giản dị này rất nhiều chiến sĩ, nhiều xương máu của dân tộc ta đã rơi xuống để đổi được cuộc sống bình dị này.
Những hành động của anh thể hiện một phong cách sống nhân văn, cao thượng, thể hiện một tâm hồn thanh cao luôn biết cống hiến sức lực, nhiệt huyết, trí tuệ của mình để đóng góp cho tổ quốc thân yêu của chúng ta. Hành động của anh là biểu hiện của lòng biết ơn với những người đã hy sinh cho anh và mọi người hôm nay có một cuộc sống tươi đẹp.
Không chỉ có hành động đẹp mà suy nghĩ và tâm hồn anh cũng vô cùng thánh thiện. Trong hoàn cảnh công việc gian nan, nhiều khó khăn thử thách. Anh phải sống một mình giữa đỉnh núi Yên Sơn cô đơn, hoang lạnh không có bạn bè người thân, không có ai làm bầu bạn, quanh năm chỉ thấy mưa bão, tuyết rơi trắng rừng, âm u cô độc. Nhưng anh vẫn âm thầm cống hiến, âm thầm đo nắng mưa, gió mây để mang lại những thông tin hữu ích cho bà con trong sản xuất, trong cuộc sống thường ngày. Anh không sống cùng cấp trên, không lo bị trừ lương nhưng anh vẫn làm việc hăng say, nhiệt tình yêu thích công việc của mình thật sự, chứ không nhằm mục đích thành tích với cấp trên hay, tăng lương, thưởng cho bản thân mình.
Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ngoài nhân vật anh thanh niên, là nhân vật trung tâm của câu chuyện, thì những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ gì, hay cô kỹ sư trẻ từ dưới xuôi mới lên cũng thể hiện một cốt cách, tinh thần yêu công việc vô cùng mãnh liệt. Tất cả bọn họ đều toát lên khí chất thanh cao của những tâm hồn thanh cao. Khi đọc xong tác phẩm ta cảm thấy trân trọng cuộc sống, biết ơn những hy sinh thầm lặng mà những con người này đã mang lại cho cuộc sống hôm nay.
Lặng lẽ Sa Pa ngày từ nhan đề đã gợi cho người đọc một cái gì đó rất âm thầm, lặng lẽ, một sự bình yên, giản dị. Những con người trong truyện ngắn họ sống và cống hiến nhưng không phô trương, không hô cao khẩu hiệu này, khẩu hiệu kia, không cần đem lại cho bản thân mình những mục đích quyền lợi nào đó. Họ cứ lặng lẽ sống như bông hoa lặng lẽ dâng cho đời những gì thơm ngát tinh túy nhất.
Qua tác phẩm ta thấy được sự nhân văn của tác giả với những con người sống bình dị, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống xung quanh. Đó là một cái nhìn nhân văn, cao thượng, không đòi hỏi, vụ lợi. Đồng thời tác giả muốn nhắn gửi tới những bạn trẻ hôm nay hãy sống hết mình với công việc và sống có ích, sống đẹp hơn.