bạn chỉ cần kết hợp bản đồ hệ thống sông, bản đồ địa hình và bản đồ khí hậu, kết hợp lại bản sẽ rút ra được chế độ nước:
Khí hậu sẽ quyết định mùa lũ: mùa lũ theo sau mùa mưa 1 tháng, đỉnh lũ sau đỉnh mưa 1 tháng, ví dụ mùa mưa từ tháng 5 đến 10, đỉnh mưa tháng 7 thì mùa lũ từ tháng 6 đến 11, đỉnh lũ là tháng 8, mùa bão cũng ảnh hưởng đến sông nhưng thường là ở hạ nguồn và cửa sông. Sông ở ôn đới lục địa thì có mùa lũ là xuân tháng 3, 4 vì là lúc băng tan, mùa đông thì đóng băng
Địa hình quy định độ dốc của sông, chiều dài sông và lưu vực sông: sông ngắn và dốc thì lũ lên nhanh đột ngột, sông dài thoải thì lũ lên chậm và từ từ, lưu lượng nước thì phụ thuộc lưu vực, lưu vực lớn tức là thành đất liền bờ sông thoải lớn, mưa đổ xuống đây thì chảy xuống sông thì lưu lượng sẽ lớn và tốc độ chảy lớn.
Hệ thống sông cho ta biết số mạch sông thượng nguồn cung cấp nước cho sông và số mạch hạ lưu, nhờ đó ta phán đoán được lượng nước ở mỗi nhánh sẽ khác nhau.
Sau đây là một vài ví dụ cho bạn dễ hình dung:
Sông Đà: ta thấy nó bắt nguồn từ Tây Tạng do băng tan, đến Việt Nam thì do mưa cung cấp nước, nhìn chung nó rất ít nhánh nên toàn bộ nước dồn cho mạch sông chính, vùng thung lũng sông rất dốc và sâu > tốc độ chảy xiết và lưu lượng cao gần như quanh năm, lũ từ tháng 6 đến 10, đỉnh tháng 8,..
Sông Cửu Long: vùng Tây Nam bộ khá bằng phẳng và nhiều vùng trũng, có đến 9 cửa sông còn nguồn cung thì nhiều vô kể nên lũ lên chậm trên toàn diện rộng, thủy triều tác động đến chế độ nước của sông do nhiều vùng trũng,..
Sông Hương: đoạn đầu thì dốc nên chảy mạnh và nhanh, đoạn cuối ra biển thì có độ cao ngang mực nước biển nên chảy êm và chậm rãi
Sông Ba( đà rằng): lũ lên cuối năm và vào mùa bão,..