Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điệp ngữ là gì? Có mấy kiểu điệp ngữ?


4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.327
2
1
Kim Taehyung
28/07/2019 15:39:33
1. Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.
Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Kim Taehyung
28/07/2019 15:40:50
Điệp nối tiếp
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Thương em, thương em, thương em biết mấy” (Phạm Tiến Duật)
Điệp ngắt quãng
Ví dụ: “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Điệp vòng (điệp chuyển tiếp) Ví dụ:
“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
3
1
Kim Taehyung
28/07/2019 15:41:59
3. Tác dụng của điệp ngữ
Tác dụng nhấn mạnh
Ví dụ:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Tác dụng liệt kê
Ví dụ: “Hạt gạo làng ta
vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
lời mẹ hát….
bão tháng bẩy
mưa tháng ba”
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Tác dụng khẳng định
Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
 
2
1
Kim Taehyung
28/07/2019 15:44:09
4.
1. liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.
2. Các kiểu liệt kê
– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:
+ Liệt kê theo từng cặp.
+ Liệt kê không theo từng cặp.
– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:
+ Liệt kê tăng tiến
+ Liệt kê không theo tăng tiến.
3. Ví dụ về biện pháp liệt kê
– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.
Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.
– Ví dụ về liệt kê tăng tiến
Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.
– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến
Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo