Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điều kiện thiên nhiên dân cư xã hội có thuận lợi gì để phát triển nghành nông nghiệp, công nghiệp?

Câu 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì phát triển kinh tế của vùng trungdu miền núi bắc bộ, vùng duyên hải nam trung bộ và vùng tây nguyên ?
Câu 2. Nêu tình hình phát triển kinh tế của vùng ?
Câu 3. Điều kiện thiên nhiên dân cư xã hội có thuận lợi gì để phát triển nghành nông nghiệp, công nghiệp ?
Câu 4. Nêu tình hình phát triển nghành nông nghiệp ở nuớc ta ?
Câu 5. Hãy chứng minh rằng cơ cấu nghành công nghiệp nuớc ta đa dạng ?
Câu 6. Hãy chứng minh rằng cơ cấu nghành dịch vụ ở nuớc ta phân bố không đều. Giải thích điều đó (hà nội và thành phố hồ chí minh ?
Câu 7. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gây gắt ở nuớc ta ?
Câu 8. Em hãy cho biết đặc điểm phân bố dân cư ở nuớc ta ?
9 trả lời
Hỏi chi tiết
609
1
1
Vân Cốc
24/12/2018 20:11:58
Câu 8:
* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
mỹ hoa
24/12/2018 20:12:42
Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ
1.Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện
Khó khăn:
- Dân trí chưa cao
- Nhiều dân tộc thiểu số
- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối
- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực
- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.
1
1
Vân Cốc
24/12/2018 20:16:04
Câu 5: Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế.
Theo thành phần kinh tế: Nước ta có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.
Chính sự phân loại như vậy, hiện nay nước ta có rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau.
Ví dụ:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.
Chế biến sản phẩm trồng trọt có nhiều ngành như: xay xát, sản xuất đường, rượu, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền…
1
1
Vân Cốc
24/12/2018 20:16:57
Câu 7: Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:
- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.
Năm 2005:
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.
1
1
mỹ hoa
24/12/2018 20:17:54
7/
Vì:
​- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động.
- Kinh tế chưa thực sự phát triển
- Người lao động Việt Nam còn hạn chế về cả thể lực và kinh tế
=> Thiếc việc làm và thất nghiệp phổ biến
- Thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp cao: 6% (2003)
- Ở nông thôn do hạn chế thờ vụ trong nông nghiệp 77,7%
=> Hậu quả: Kinh tế kém phát triển
- Xã hội mất ổn định
- Dễ xảy ra các vấn đề xã hội phức tạp
1
1
1
1
Vân Cốc
24/12/2018 20:21:46
Câu 6 Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư, dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi, thành thị - nông thôn, vì vậy:
- Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển.
- Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển, tự cung tự túc nên các hoạt động dịch vụ nghèo nàn
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 20:41:21
Câu 1
-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:
  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
  • Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.
-Duyên hải Nam Trung Bộ?
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.
+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tự nhiên:
+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.
+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).
+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng.
+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).
+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết).
+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.
* Khó khăn:
- Tự nhiên:
+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.
+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.
+Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Vùng có nhiều dân tộc ít người.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.
-Vùng Tây Nguyên
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Tự nhiên:
+ Đất badan màu mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
 
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 20:44:29
Câu 2
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k