Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Định nghĩa chuyển động thẳng đều? Công thức xác định vận tốc và quãng đường đi được, đơn vị, chú thích?

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
856
2
1
doan man
10/12/2018 08:39:48
câu 1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
10/12/2018 08:42:18
câu 2.
Khái niêm gia tốc. Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t. Gia tốc của chuyển động cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.
Ta có a = ΔvΔt , đơn vị của gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2).
Véc tơ gia tốc: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều của một vật, véc tơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của véc tơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
Ta có →a = →v−→v0t−t0 = Δ→vΔt và →a cùng chiều với các véc tơ vận tốc.
1
1
doan man
10/12/2018 08:44:49
câu 3. Sự rơi của các vật trong chân không (Sự rơi tự do): Sự rơi tự do là sự rơi dưới tác dụng của trọng lực.
Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Chuyển động rơi tự do:
. có phương thẳng đứng.
. có chiều từ trên xuống dưới.
. là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
. không vận tốc đầu, có công thức tính vận tốc là v = gt (với g là gia tốc rơi tự do) và công thức tính đường đi là s = 1/2gt^2 (với s là đường đi và t là thời gian rơi.
1
1
doan man
10/12/2018 08:46:03
câu 5.
  • Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
  • Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
1
1
doan man
10/12/2018 08:48:38
câu 6.
Quán tính là đại lượng đặc trưng cho "sức ì" của vật, hay nói cách khác, quán tính là đại lượng đặc trưng cho sự duy trì trạng thái cơ học của vật. ví dụ:
Khi đi trên xe buýt xe đang chạy bt xe đột ngột thắng lại làm cho hành khách lao về phía trước là do quán tính tác động
Hay xe đang chạy bt mà ta bóp phanh gấp sẽ làm cho xe ko đứng lai dc mà phải trớn thêm một đoạn là do quán tính
Khi hai đội đang kéo ko bỗng đội kia bỏ tay ra sẽ làm cho đội bên đối phương ngã nhào là do có quán tính
1
1
doan man
10/12/2018 08:51:25
câu 7. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là định luật do Isaac Newton - một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất khám phá ra. Theo định luật này, vật có khối lượng m sẽ bị kéo về gần vật có khối lượng M với gia tốc:
Công thức : g = GR/r^2
chú thích
G là hằng số hấp dẫn
r là khoảng cách giữa hai vật
1
1
doan man
10/12/2018 08:53:05
câu 8. Định luật Hooke, đọc là Định luật Húc, được đặt tên theo nhà vật lý người Anh thế kỷ 17, Robert Hooke. Ông tuyên bố điều luật này lần đầu tiên năm 1676. Trong cơ học và vật lý, định luật đàn hồi Hooke là một định luật gần đúng cho rằng đa số lò xo tuân theo liên hệ tuyến tính giữa lực đàn hồi và biến dạng.
Nhiều vật liệu tuân theo định luật này miễn là các phụ tải không vượt quá giới hạn đàn hồi của vật liệu. Vật liệu mà định luật Hooke có thể áp dụng gần đúng được gọi là vật liệu đàn hồi tuyến tính hoặc "vật liệu Hooke".
Lực của lò xo luôn ngược hướng với chiều biến dạng. Tức là lực lò xo luôn có xu hướng làm vật trở về trạng thái không biến dạng. Do dó, lực lò xo còn gọi là lực hồi phục, giúp vật trở lại vị trí cân bằng, luôn hướng về vị trí cân bằng. Có thể thể hiện hướng của lực lò xo:
F = -kx
Với F hay T là lực (với lò xo kéo/nén) hay mômen lực (với lò xo quay), với x là độ rời khỏi vị trí cân bằng, k là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo.
1
1
doan man
10/12/2018 08:56:02
câu 9.
Lực hướng tâm là một loại lực cần để làm cho một vật đi theo một quỹ đạo cong. Isaac Newton đã mô tả lực này trong cuốn Principia của ông. Bất kỳ lực nào (trọng lực, lực điện từ, v.v.) hoặc sự kết hợp các lực với nhau đều có thể đóng vai trò là lực hướng tâm. Ta có thể thấy một ví dụ về chuyển động tròn đều trên hình bên phải.
công thức : F = mv^2/r
trong đó
m là khối lượng,
v là độ lớn vận tốc
r là bán kính cong của quỹ đạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×