a) trích từ Một thứ quà của lúa non : cốm của Thạch Lam
b) Đây là một phương diện giá trị văn hóa đặc sắc của cốm được Thạch Lam miêu tả và bình luận rất sâu sắc, tinh tế, gợi cảm. Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, hương vị của đồng quê, không còn gì hợp hơn nữa (cũng như tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết). Thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng hòa hợp, tốt đối, biểu trưng cho sự gắn bó, hài hòa trong tình duyên đôi lứa. Tác giả đã phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện: màu sắc (màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già) và hương vị (một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền).
c) Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.
- Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
- Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.