“Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữu lấy nước”. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở các thế hệ người dân Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc của mình. Bảo vệ Tổ quốc, đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc.
Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé” có thể đánh đuổi hai “đế quốc to” là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều đó, có biết bao người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hi sinh xương máu để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.
Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh viên có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Thế nhưng hiện nay, nhiều sinh viên không nhận thức được điều đó. Vì thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt trong tiếp thu, học hỏi cái mới nên dễ dàng tiếp nhận thiếu chọn lọc văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đi ra đường thấy lũ càn quét không ai dám ngăn cản, thấy bạn bị đánh đập thì đứng ngoài cỗ vũ, quay phim,… Lối sống thực dụng, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và niềm tin đang là một căn bệnh của thế giới hiện đại.
Một thực trạng đáng báo động, theo thống kê của cơ quan Công an, mỗi năm ở các trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều tệ nạn như lô đề, nghiện ngập, rượu chè, sống thử… đã chui vào tận ngõ ngách nơi có sinh viên thuê trọ. Có nhiều sinh viên sau vài năm học đã là “đệ tử lưu linh”. Tiền đóng học phí rót hết vào… rượu. Có sinh viên học đến 7 năm trong trường mà chưa tốt nghiệp vì vi phạm về đạo đức và học tập,…
Bên cạnh đó, một số sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm dễ bị lôi kéo, lợi dụng tham gia các tổ chức phản động, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Một số do yếu kém về nhận thức chính trị hoặc lập trường tư tưởng không vững vàng nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động, mua chuộc, dụ dỗ tham gia biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Bề ngoài các cuộc biểu tình có hình thức ủng hộ những vấn đề chính trị của Đất nước như vấn đề biển Đông, vấn đề Dân tộc, tôn giáo,… nhưng thực chất các thế lực thù địch lợi dụng để kích động gây rối trật tự, chống phá chính quyền.
Ngoài ra, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Blog, Twist,… các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận thức, hệ tư tưởng giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, trụ cột của Đất nước, thúc đẩy diễn biến hoà bình. Chúng hướng lái sinh viên theo hướng tôn sùng chủ nghĩa tư bản, tôn sùng “tự do, dân chủ. Chúng còn cho du nhập những văn hóa lai căng, làm lệch lạc lối sống sinh viên, dần dần để họ đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộcđể tác động tới sinh viên, khuyến khích lối sống thục dụng, hưởng thụ, tự do vô tổ chức. Diễn biến hòa bình làm phai nhạt lí tưởng cách mạng của sinh viên, lòng tin của họ vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội dần giảm sút, gây ảnh hưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu quyết định nhất là chính bản thân mỗi sinh viên. Biết rằng trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc và tài nguyên đó đang nằm chính trong mỗi sinh viên. Nhưng nếu tài nguyên đó không được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẻ không có tác dụng gì. Vì vậy mỗi sinh viên cần ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp phần công sức dựng xây đất nước. Ngoài ra phải nhanh nhạy với biến động của thời cuộc, nắm bắt thời cơ khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thúc đẩy diễn biến hoà bình và tự diễn biến trong chính bản thân mỗi sinh viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở thành con người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn.