Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: "Chị Dậu run run ... điệu ra đình kia!" (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào?

Mấy bạn giải giùm mình hai câu này nhé :

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới.

“Chị Dậu run run:

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào? (trực tiếp hay gián tiếp)

b. Có mấy nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời?

4. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của những từ in đậm trong các câu sau:

a/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

b/ Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

c/ Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

d/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

5. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gic) trong những câu sau:

a/ Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.

b/ Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.238
0
0
Trần Thị Huyền Trang
09/05/2017 08:58:06
Bài 5 :
a. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.
-> Diễn đạt sai nội dung vì ngoan ngoãn và lễ phép đều là lĩnh vực đạo đức. Thường dùng cụm từ không chỉ- mà cho hai phương diện, lĩnh vực khác nhau.
b. Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội.
-> Tuy- nhưng là cặp từ dùng để biểu thị quan hệ tương phản. Hai sự việc mưa và đường lầy lội diễn ra song song nhau nên không thể nào dùng cặp từ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Trần Thị Huyền Trang
09/05/2017 09:02:44
b. Có mấy nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời ?
Những nhân vật trong cuộc hội thoại là : chị Dậu và cai lệ.

Chị Dậu thực hiện 2 lượt lời : 

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !

Cai lệ thực hiện 3 :

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất !

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×