Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ: Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn

Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ :
Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn.
Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ :
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.
  1. Em hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của ông họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã thay đổi như thế nào ? Vì sao có sự thay đổi đó ? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì ?
  2. viết 1 đoạn văn theo cách lập luận qui nạp trình bàycảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
17.997
31
6
Nguyễn Hữu Huân
07/12/2018 19:25:16
Gợi ý:
a.
- Cách nhìn nhận, đánh giá của họa sĩ với nhân vật anh thanh niên đã thay đổi; từ chưa hiểu đến hiểu, cảm phục.
- Sự thay đổi đó có được là do những điều họa sĩ chứng kiến,nghe, thấy, và cảm nhận từ anh thanh niên.
b. Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trong truyện còn có những nhân vật phụ khác góp phần làm rõ tính cách nhân vật anh thanh niên. Đó là bác lái xe, cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
c. Viết đoạn văn:
Về nội dung: phân tích nhân vật họa sĩ với những biểu hiện sau:
- Tâm hồn nhạy cảm, mẫn cảm : Ông hoạ sĩ trong câu chuyện với người thanh niên mặc dù gặp gỡ rất ít phút, chỉ thoáng nghe người thanh niên kể chuyện về công việc của mình, ông cảm nhận ngay được nét đẹp tâm hồn của anh, ông cảm thấy rối bời bởi ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết » - vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người thanh niên.
- Là con người từng trải, hiểu đời, hiểu người sâu sắc
- Là con người gắn bó với hội hoạ, có nhiều trăn trở về nghề nghiệp => lòng yêu nghề, say mê với nghề. Dấu ấn nghề nghiệp đã in dấu lênvẻ ngoài của ông
+ Sắp nghỉ hưu vẫn muốn vẽ tranh. ông hiểu vẽ là một công việc gian nan. Ông cảm thấy ngòi bút của mình dường như bất lực trong việc tái hiện lại vẻ đẹp cuộc sống con người. Chỉ có những người thực sự giỏi mới không tự bằng lòng với mình, tự thấy mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
+ Ông càng xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh thanh niên, ông càng khát khao sáng tác. Làm thế nào để phác hoạ được bức chân dung chàng trai, làm thế nào để người xem phát hiện được, cảm nhận được nét đẹp của anh như ông đang xúc động, làm thế nào để gửi gắm suy tư của ông vào bức tranh đó.
=> Quả thực ta thấy ông là một con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp.
Về hình thức: đoạn văn phải có dùng khởi ngữ và thành phần phụ chú.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
13
Bánh Bao Nhỏ
07/12/2018 20:37:36
1. Cách nhìn nhận, đánh giá của họa sỹ với nhân vật anh thanh niên đã thay đổi: từ chưa hiểu đến hiểu và cảm phục.
- Sự thay đổi đó có được là do những điều họa sỹ chứng kiến, nghe, thấy và cảm nhận từ anh thanh niên.
- Sự thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá của họa sỹ với nhân vật anh thanh niên đã cho ta thấy rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo