LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới



12 trả lời
Hỏi chi tiết
1.758
0
1
Thu Hương
19/08/2018 10:19:22
Các bạn làm giúp mình nha! Làm được bao nhiêu thì làm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thu Hương
19/08/2018 10:20:48
Làm giúp mình nha ! Mình sẽ đánh giá 5 sao cho các bạn
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
19/08/2018 12:32:17
Đề 9:
Câu 1:
a) Thành phần phụ chú: lứa tuổi bất ổn định nhất tác dục: bổ sung ý nghĩa cho cụm từ lứa tuổi học trò
b) Biện pháp tu từ sử dụng: so sánh: sống một cuộc đồi được so sánh với vẽ so với một bức tranh
Tác dụng: gíp cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm; khơi mở cho người đọc những suy nghĩ , liên tưởng về một cuộc đời,..
học sinh có thể xác định các biện pháp khác nhau: điệp từ một,
tác dụng nhấn mạnh vào tính chất duy nhất của đối tượng được đề cập;
điệp cấu trúc sống một cuộc đời – vẽ một bức tranh, tác dụng: tạo nhịp điệu cân xứng,
hài hòa cho câu văn, kiến câu văn trờ nên ấn tượng, dễ nhớ
c) Nội dung văn bản: ước mơ của con người không bao giờ mất đi, thế nên hãy theo đuổi ước mơ, hãy chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện ước mơ,
hãy đánh thức những ước mơ sâu kín.
d) Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sấu sắc về vấn đề. Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với vấn đề đặt ra miễn sao lí lẽ phải thuyết phục
( cần thấy được chỉ nên theo đuổi ước mơ chân chính, tốt đẹp. khi theo đổi ước mơ, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế,..)
2
2
Đỗ Bảo Minh
19/08/2018 12:34:14
Đề 9
Câu 1
a. Thành phần phụ chú được thể hiện ở phần gạch dưới trong câu văn sau:
Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Thành phần phụ chú này có tác dụng bổ sung thể hiện rõ nhận thức tinh tế của người viết về lứa tuổi học trò:lứa tuổi bất ổn định nhất (lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên có những suy nghĩ và biểu hiện không ổn định, khó đoán, nhiều khi người lớn khó lý giải một cách lô-gíc).
b. Câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” có biện pháp tu từ là so sánh: so sánh việc sống một cuộc đời với việc vẽ một bức tranh.
Tác dụng của biện pháp này nêu lên nhận thức của người viết về đặc điểm của cuộc sống con người. Cuộc đời giống một bức tranh. Do đó mỗi người giống như một họa sĩ. Họa sĩ phải chủ động để sáng tạo nên bức tranh, con người cũng phải chủ động sống cuộc đời mà mình muốn tạo ra cho mình.
c. Nội dung của văn bản:
- Lời khuyên của tác giả Phạm Lữ Ân đối với những người trẻ tuổi: Hãy tìm ra ước mở cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để tạo ra bức tranh riêng của chính đời sống mình cho dù đó là bức tranh tươi đẹp hay u ám. Hãy chủ động vẽ nên bức tranh của đời mình đừng để người khác vẽ giùm. Mỗi chúng ta có một cuộc đời không nên lãng phí nó. Đừng để người khác ăn cắp cuộc đời và luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
d. Theo em, lúc nào cũng phải theo đuổi ước mơ dù là ở một hoàn cảnh đầy khó khăn và nghiệt ngã. Có ai đó đã nói rằng “Nước và nắng làm cho cho cây xanh tươi, ước mơ làm cho đời người cao đẹp hơn và có ý nghĩa hơn”. Theo em, người không nuôi dưỡng ước mơ như một lò than hồng đã tắt.
2
2
Quỳnh Anh Đỗ
19/08/2018 12:34:56
Đề 9:
Câu 2:

Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thường yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào. Vậy thế nào là yêu thương? Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương. Cung cách thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm… Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô đuổi học trò ra khỏi lớp nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người vừa hồng vừa chuyên. Câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà cái tát tai không phải của lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người nhận tát tai mới hiểu ra. Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác. Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài. Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng. Đôi khi sự yêu thương còn thể hiện bằng một sự im lặng mênh mông. Lòng yêu thương thường được biểu hiện bằng lời nói và thái độ ngọt ngào nhưng sự ngọt ngào chưa chắc đã xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Cho nên, sống ở trên đời, chúng ta cần phải có thái độ tỉnh táo, khách quan trước mọi sự ngọt ngào và cay đắng. Bởi vì, “mật ngọt chết ruồi” và “kẻ khen ta mà khen đúng là bạn ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta, còn kẻ nịnh ta là kẻ thù của ta”.

2
3
Đỗ Bảo Minh
19/08/2018 12:36:29
Đề 10
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2
“thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” làlàm những việc phi lí, bất thường để được nhiều người biết đến bất chấp danh dự, tính mạng, tình cảm, lợi ích của bản thân và gia đình→ đó là thèm khát vô nghĩa, là trạng thái tâm lí không bình thường cần được thức tỉnh của một bộ phận giới trẻ đang lạm dụng các trang mạng xã hội và chưa xác định được phương hướng, mục đích sống của bản thân.
Câu 3
Ngưng sống ảo là sống đúng với hoàn cảnh ngoài đời của mình, không thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch… trên mạng xã hội, Internet, không mơ màng về cuộc sống thực tại… Đối mặt với thực tại, chấp nhận khó khăn, thích nghi và cải tạo hoàn cảnh, tìm cách phát huy ưu điểm của mình hạn chế những nhược điểm, tìm cơ hội khẳng định bản thân trong cuộc sống thực… Với những nỗ lực đó chắc chắn cuộc sống của bất kì cá nhân nào cũng sẽ tốt hơn.)
Câu 4
– Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài.
– Còn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời.
– Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá cơ thể, tàn phá công lao nuôi dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai.
– Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vòng nguy hiểm.
– Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều.
– Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều.\
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
19/08/2018 12:39:32
Đề 10:
– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
-“Thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” làlàm những việc phi lí, bất thường để được nhiều người biết đến bất chấp danh dự, tính mạng, tình cảm, lợi ích của bản thân và gia đình→ đó là thèm khát vô nghĩa, là trạng thái tâm lí không bình thường cần được thức tỉnh của một bộ phận giới trẻ đang lạm dụng các trang mạng xã hội và chưa xác định được phương hướng, mục đích sống của bản thân.
– Ngưng sống ảo là sống đúng với hoàn cảnh ngoài đời của mình, không thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch… trên mạng xã hội, Internet, không mơ màng về cuộc sống thực tại… Đối mặt với thực tại, chấp nhận khó khăn, thích nghi và cải tạo hoàn cảnh, tìm cách phát huy ưu điểm của mình hạn chế những nhược điểm, tìm cơ hội khẳng định bản thân trong cuộc sống thực… Với những nỗ lực đó chắc chắn cuộc sống của bất kì cá nhân nào cũng sẽ tốt hơn.
– Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài.
– Còn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời.
– Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá cơ thể, tàn phá công lao nuôi dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai.
– Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vòng nguy hiểm.
– Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều.
– Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 12:20:54
Đề 16:
Câu 2:
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là :
- Ẩn dụ, đối lập và so sánh.
- Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…
- Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 12:25:48
Đề 11:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là nhân hóa (Thời gian chạy).
Thông qua hình ảnh đối lập: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”, tác giả muốn bộc lộ lòng biết ơn của mình đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã làm lụng vất vả, nỗi vất vả đã làm trĩu còng lưng mẹ. Lưng mẹ càng còng, con càng lớn thêm lên. Viết ra được những dòng thơ chan chứa tình cảm đó chứng tỏ tác giả rất thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả của mẹ. Qua đó, ta cũng thấy tình cảm của tác giả dành cho mẹ cũng thật là đẹp đẽ, thật là sâu đậm.
- Hiệu quả của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi.
Câu 4: Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Mẹ hi sinh hạnh phúc, tuổi xuân và cả cuộc đời chỉ mong được đổi lấy sự trưởng thành, nên người của con. Mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Mẹ luôn là người bên cạnh ta, cùng ta chia sẻ những buồn vui. Lúc ta gặp khó khăn thử thách trên con đường đời đầy chông gai chỉ có mẹ là người luôn gần bên dìu dắt ta đi qua những chông gai đó. Có thể nói mẹ là người đã hi sinh thầm lặng suốt cả cuộc đời vì con.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 12:29:48
Đề 12;
Câu 5: Có người đã từng nói: “Bạn có thể tin vào những ước mơ của mình, nhưng bạn phải hành động để biến những ước mơ ấy thành hiện thực “. Ai cùng có một ước mơ dù lớn lao hay nhỏ nhặt. Nhưng ước mơ nào cũng có thể thực hiện được một khi chúng ta cố gắng và dám thực hiện ước mơ của mình.
Mơ ước là những thứ mình mong ước, mong muốn và muốn đạt được. Khi chúng ta còn trẻ, hãy mơ ước hết mình. Ai cũng có quyền được mơ ước, không ai đánh thuế ước mơ cả. Nó chính là nguồn cảm xúc thầm kín, tuy rằng nó còn xa rời thực tế, còn mang nặng ảo tượng không thể với tới. Nhưng nó cũng là động lực để vươn lên, là một thứ vừa huyền diệu thơ mộng vừa thực tế.
Với giới trẻ bây giờ, ước mơ là một điều không thể làm được, chỉ dám nghĩ chứ không dám làm, vừa nghĩ đến đã nản lòng. Con đường để thực hiện ước mơ quả thực rất là khó khăn, không thể nói là làm được mà phải kiên trì theo đuổi nó. Nó chính là những vì sao lấp lánh trên bầu trời dẫn lối chỉ đường cho ta đi. Khi ta kiên trì giấc mơ sẽ dần xuất hiện và xuất hiện ở phía ta, làm cho ta cảm thấy có động lực để nỗ lực bước tiếp. Mỗi người đều có một ước mơ. Có thể là những ước mơ vĩ đại làm thay đổi cả thế giới như là tỉ phú Bill Gates. Cũng có những ước mơ rất nhỏ bé, giản đơn như trong truyện cổ Andecxen. Cô bé bán diêm chỉ mong có một mái ấm trong ngày đông giá rét.Nếu chỉ mơ thì ta sẽ khó có thể nào làm được. Ước mơ là phải hành động, có ý chí quyết tâm thực hiện.
Hãy nghĩ đến động lực để ta có thể thực hiện nó. Chúng ta phải biết mơ đến những điều có thể. Không được phép tước đi cơ hội biến những ước mơ đi theo hướng tích cực thế giới này cần những người dám làm, dám nghĩ, dám thực hiện. Khi còn trẻ hãy nên mơ ước. Những người biết ước mơ là những người biết sử dụng cuộc sống mà mình đang có. Nếu không có mơ ước thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa không có mục đích.
Thiếu vắng ước mơ, chúng ta sẽ sống mà chẳng có chút hi vọng. Ngay cả khi những giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Mỗi ước mơ đều là một điều đáng trân trọng. Chúng ta phải tin vào những ước mơ, thật cố gắng để đạt được nó. Không phải ước mơ nói là có thể làm được mà luôn phải có một quá trình bền bỉ, cố gắng để chạm tay vào nó. Vì chúng ta còn trẻ, hãy mơ ước thật nhiều và công sức của chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 12:34:07
Đề 13:
Câu 5:
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/08/2018 14:35:01
Đề 17:

Câu 1: Nội dung của đoạn thơ:
Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).

Câu 2:
Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ:
=> Tác dụng:
Nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên.
Câu 3:
Đoạn thơ sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy.
=> Tác dụng: Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư