Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.Câu 2:Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.Bi Bi bảo Mặt Đen:- Nó đi tìm chú chuột đấy.Mặt Đen hỏi:- Tại sao chị biết như vậy?- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:- Chú chuột đi chợ đường xaMua mắm mua muối giỗ cha con mèo!Mèo giận giữ gào lên:- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?- Oan con quá!- Vậy thì ai nói?- Hay là cây cau nó nói!- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...Mặt Đen bảo:- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.Bi Bi nói với mèo:- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.
Câu 3:Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.