Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào bài "Đồng chí", em hãy cho biết phép tu từ và tác dụng của nó?

1. Dựa vào bài "Đồng chí", em hãy cho biết phép tu từ và tác dụng của nó?
2. "Đầu súng trăng treo'' ở cuối bài cho thấy biểu tượng gì?
3. Trong bài Ánh trăng, "giật mình" có ý nghĩa gì?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
745
2
0
Nguyễn Thành Trương
05/12/2018 18:24:59
3) Theo em, cái giật mình đó được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thành Trương
05/12/2018 18:25:46
2) Đầu súng trăng treo là câu kết bài thơ Đồng chí, cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh đối lập đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa vô cùng độc đáo. Súng là chiến tranh lạnh lùng, là gợi ra sự chết chóc, tàn phá, ghê sợ. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự thanh cao, hạnh phúc, thơ mộng, dịu dàng. Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình. Súng và trăng : cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.
Chính Hữu đã thành công với hình ảnh Đầu súng trăng treo - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm. Tác giả đã từng nói : "Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật : Khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quện với nhau tạo ra hình ảnh đầu súng trăng treo"
Đầu súng trăng treo, đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam : Hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/12/2018 18:49:12
2.
"Đầu súng trăng treo'' là một hình ảnh thực đc phát hiện từ một trong những đêm hành quân phục kích của t/g. Ngoài hình ảnh 4 chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của 1 cái j đó lơ lửng ở rất xa chứ k phải là buộc chặt. Suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với người lính giống như là một người bạn. Hình ảnh đó thể hiện lên 1 phát hiện đầy lí thú, 1 qsát tinh tế, 1 tâm hồn lãng mạn, bình thản của người lính bên thềm cuộc chiến tranh khiến họ giữa gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Vẻ đẹp của TN, đất trời, quê hương như 1 lời vẫy gọi âm thầm, 1 tiếng thôi thúc mãnh liệt. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh người lính đứng bên nhau chờ giặc tới, câu thơ này còn giàu sức khái quát, khiến ta gợi nhiều liên tưởng: ''Súng'' là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh, ''Trăng'' là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và sự sống thanh bình. Trăng là tâm hồn cao đẹp, ngời sáng sự bình thản của người lính, là sức mạnh của tình đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. 2 h/ả đó vốn xa nhau vời vợi, nay lại gắn kết thân thiết với nhau qua cảm nhận của người lính: trăng treo trên đầu súng. Xa nữa, có thể đó còn là một biểu tượng đẹp của chất hiện thực và lãng mạn của thơ ca VN.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/12/2018 18:53:14
3. Trong cuộc sống, giữa bao nhiêu sự cám dỗ, đôi khi vô tình hay cố ý, con người quên đi những gì tốt đẹp mà mình từng gắn bó. Để rồi đến một ngày chợt nhận ra những giá trị ấy đáng quý vô cùng. Trong bài thơ Ánh trăng, bằng hình tượng “ánh trăng”, thắm đượm ý nghĩa nhân văn, nhà thơ Nguyễn Duy đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người:
            Trăng cứ tròn vành vạnh
            Kể chi người vô tình
            Ánh trăng im phăng phắc
            Đủ cho ta giật mình.
Ánh trăng trước sau vẫn vậy, dân dã, mộc mạc, bình dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niểm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người  mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.
Với biểu tượng ánh trăng, Nguyễn Duy đã khẳng định lòng thủy chung, bao dung độ lượng của nhân dân với người kháng chiến cũ. Con người trước đây được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của nhân dân nhưng giờ đây lại có thể lãng quên. Từ đó, nhà thơ muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người thông điệp: Đừng sống vô tình, vô nghĩa, phải thủy chung, trọn vẹn với  nhân dân, đất nước và với chính bản thân mình.
Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm của mỗi người. Người lính năm xưa đã nhìn lại quá khứ, soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×