Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới và cũng là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ ông có sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người. Đó là sự giao thoa rất đặc biệt. Trong bài thơ “đoànthuyền đánh cá” thể hiện rất rõ.
Con người lao động và thiên nhiên giao hòa với nhau, làm nềntảng cho bài thơ thêm sinh động.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Đây là một bức tranh thiên nhiên đẹp, thoáng rộng của khônggian thời gian của một ngày đang khép lại. Mặt trời đang dần xuống biển, bắt đầu buông màn đêm xuống, một hành trình khác lại bắt đầu như mọi ngày. tác giả đã có một cách liên tưởng rất đặc biệt: màn đêm là cánh cửa, vũ trụ là nhà còn sóng là then cài của. Sự liên tưởng này đã làm cho không gian mênh mông, nhưng đen tối. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những người dân chài lưới lên thuyền, tiếp tục công việc của mình. họ hát vang câu hát để cùng nhau căng buồm ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đưa cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mơi
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
Sau khi đêm buông xuống, con người lao động đã cất tiếng hát căng buồm ra khơi. Những con người lao động ấy đã làm việc hăng say trong suốt đêm và bây giờ là lúc họ vui sướng, thanh thản ra về khi bình minh lên với một chiếc thuyền chở nặng cá. Đoàn thuyền cùng nhau về, chạy đua cùng mặt trời để về kịp lúc. Mặt trời bắt đầu nhô lên một màu mới, trong sáng không đen tối như lúc trước. Con người lao động đã làm việc cả đêm mệt mỏi nhưng khi thấy thành quả của mình lại cảm thấy vui sướng, hạnh phúc tràn đầy.
Hai khổ thơ này là một nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền ra khơi đánh cá rồi trở về. Đây là một sự giao thoa giữa con người với thiên nhiên.Thiên nhiên chuyển đổi theo nhịp tuần hoàn thì con người cũng vậy, cũng như dòng thời gian của thiên nhiên.
Những con người lao động đã làm việc trong không gian rộng lớn, thênh thang.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Đây là bức tranh thiên nhiên lộng lẫy. Đoàn thuyền đã roiwdbến, chèo đi cùng gió, mây, trang, biển. Một không gian vô cùng rộng lớn. Từ“lái gió”, “lướt giữa” đã nâng tầm vóc con người lên cao hòa nhập vào vũ trụ.Con người chan chứa, yêu đời, lạc quan.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hông
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chéo
Đêm thở sao lừa nước Hạ Long.
Đó là những loài cá vô cùng đặc sắc trong thế giới đạidương. Cá song là loài cá rất đặc biệt. Nó được hưởng “lấp lánh đuốc đen hồng”,“cái đuôi thì “vàng chóe”. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh “cái đuôi” với“trăng vàng chóe” đã làm cho vần thơ trở nên hay, đẹp, thế giới đại dương cũngphong phú hơn.
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lơn đời con tự buổi nào.
Mọi người cất tiếng hát của mình để tiếp tục lao động, làmviệc. Đó là những tiếng hát lạc quan, yêu đời, hăng hái làm việc. Niềm vui củangười dân chài lưới, hòa nhập vào thiên nhiên. Hình ảnh “trăng cao” tạo mộtkhông gian thoáng rộng làm cho con người bớt mệt mỏi và công việc đánh cá cũngnhẹ nhàng hơn. biển đã cho ta rất nhiều cá. Nó nuoi lớn chúng ta từ bao đờinay. Biện pháp so sánh giữa biển và lòng mẹ đã nói lên lòng tự hòa của ngườidân chài lưới với quê hương mình.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Một đêm đã đi, người dân chài đang kéo những mẻ lưới nặng.khoang thuyền bây giờ đã đầy áp cá, vẩy cá bạc, đuôi cá lóe rạng đông. Tác giảđã dùng màu sắc làm cho thơ trở nên sinh động, có hồn.
Những người lao động khỏe khoắn, khoáng đạt, đã làm việckhông ngừng vất vả trong suốt đêm. Những con người chài lưới đã cố gắng làmviệc chăm chỉ, có hiệu quả cao.Hành động “kéo xoăn tay”, là một động tác kéolưới cần rất nhiều sức lựa mà chỉ có ở những người chài lưới vạm vỡ mới kéo lênđược. Họ đã là những con người mạnh mẽ, phi thường. những con người lao động đãđược đặt vào một không gian rộng lớn: biển, trăng, mây,...đã làm tăng thêm vịthế, kích thước và tầm vóc con người. Con người càng đứng trong một không giancao ráo, thoáng mát, mênh mong, thơ mộng thì lại càng trở nên to lớn, vất vả,chăm chỉ, hăng hái, vui vẻ làm.
Họ đã làm như thế cũng chính là vì không gian rộng lớn, đẹp đẽ của thiên nhiên vũ trụ. Nhịp điệu lao động đã hòa vào nhịp điệu của thiên nhiên vũ trụ một cách nhịp nhàng, uyển chuyển.
Sự giao thoa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng con người lao động đã tạo nên những hình ảnh đẹp, bất ngờ, độc đáo cho tác phẩm.Hình ảnh của thiên nhiên chứa đầy những màu sắc: màu đen của đêm tối, vàng của ánh trăn, bạc, đen hồng, vàng chóe của những con cá biển khơi. Những hình ảnh này khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đẹp, lộng lẫy. Màu sắc đa dạng, phong phú đã tạo ra một cảm hứng cho người đọc, sự độc đáo cho tác phẩm, vần thơ đẹp,hay, hình ảnh sinh động. Họ làm việc vất vả, khó nhọc nhưng vẫn hát để vui, tạo không khí làm việc. Những con người vạm vỡ ấy đã có những hình ảnh, động tác làm cho bài thơ như là thực, độc đáo vô cùng. Sự giao thoa giữa hai yếu tố này đã khiến bài thơ như được nâng lên một tầm cao mới. bằng ngòi bút lãng mạn, tác giả đã đem lại cho độc giả một tình cảm sâu sắc.
Thơ Huy Cận có nhiều biến đổi. trước cách mạng thiên nhiên vũ trụ trong thơ ông thường gợi cảm giác rợn ngợp, con người mang nặng nỗi sầu vũ trụ nhỏ bé, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, vô tận. Còn sau cách mạng là một sự đổi mới gần như hoàn toàn, thơ ông đã có sự nỗ lực nói về hồn thơ trên cơ sở gắn bó với đời sống của đất nước, nhân dân. thơ ông bây giờ tươi vui,tràn đầy sức sống mãnh liệt.
Huy Cận đã có sự giao toa giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng con người lao động. Thơ ông đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc. Cả mai sau và bây giờ nhìn lại bài thơ Việt Nam thế kỉ XX người đọc vẫn nhận ra dăm ba ngôi sao sáng, trong đó có nhà thơ Huy Cận.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được tác giả Huy Cận sáng tác trong thời gian nhà thơ đi công tác dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958. Hai nguồn cảm hứng hòa quyện và thống nhất trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, đó chính là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng lao động. Chính sự hòa quyện đến hài hòa của hai nguồn cảm hứng này đã mang lại vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Huy Cận đã vẻ ra một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ. Từ trong không gian hùng vĩ đó, cuộc sống lao động của người dân chài lưới hiện ra đầy chân thực, sống động:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Hình ảnh mặt trời bắt đầu lặn khi chiều về được nhà thơ miêu tả đầy sống động. Huy Cận đã sử dụng biện pháp so sánh khi ví mặt trời như “hòn lửa”. Chỉ một hình ảnh “hòn lửa” thôi cũng đã gợi ra đầy đủ màu sắc, hình dáng, ánh sáng và nhịp điệu của sự chuyển động. Mặt trời trong sự liên tưởng của Huy Cận mang cái sắc đỏ ối như ngọn lửa, luồng sáng rực bao phủ không gian xung quanh nó gọi không khí của buổi chiều tà, nhà thơ còn cảm nhận được cái nhịp chuyển động chậm dãi của mặt trời khi chìm vào giấc ngủ “xuống biển” .
Trong cảm nhận của Huy Cận, “sóng”, “đêm” không đơn thuần là một hiện tượng thuộc về thế giới tự nhiên, nó không vô tri, vô giác mà nó như một sinh thể, có nhận thức, biết hành động “cài then”, “sập cửa”. Chính những hành động này đã kéo màn đêm về, bao trùm lấy không gian. Và trong không gian đầy sắc màu, âm thanh và chuyển động ấy, con người lại bắt tay vào công việc lao động thường ngày “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Từ “lại” diễn tả được cái nhịp điệu của công việc, sự thường xuyên này dường như đã trở thành một quy luật của những người dân nơi đây, đó chính là ra khơi, đánh bắt về những con cá tươi ngon.
“Câu hát căng buồm” là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo, đó là tiếng hát chứa chan niềm vui của người lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước mình, làm chủ công việc mà mình gắn bó suốt đời. Câu thơ cũng thể hiện được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và công việc lao động của con người.
“…Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
Nội dung của bài hát lao động chính là ca ngợi sự giàu có của biển cả, thể hiện được ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản. Do đó, khúc hát này cũng là bài ca “gọi cá” của người lao động. Công việc lao động diễn ra trên một nền thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là đêm trăng sao huyền ảo, gió lộng, mây bay:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
Đến câu thơ này, sự hòa quyện giữa thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người hài hòa một cách tuyệt đối. Câu thơ gợi liên tưởng đến không gian của một đêm trăng trên biển. Trong không gian ấy: “trăng”, “gió”, “mây” hòa nhập vào con thuyền, con thuyền có gió làm lái “lái gió”, có trăng làm buồm “buồm trăng”. Động từ “lướt” đã miêu tả tốc độ nhanh và nhẹ của đoàn thuyền. Con thuyền dưới ngòi bút của nhà thơ bỗng mang tầm vóc to lớn, kì vĩ ngang tầm vũ trụ, đó là vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Nhà thơ Huy Cận đã sử dụng một hệ thống lớn những động từ như: “đậu”, “dò”, “dàn”, “vây” để miêu tả hành động của người ngư dân khi chuẩn bị bao vây, buông lưới như “dàn đan thế trận”, hành động khẩn trương như những người chiến sĩ trên mặt trận. Các động từ này còn làm toát lên tinh thần lao động mê mải, nhiệt tình; không khí lao động hối hả, khẩn trương. Không khí ấy, tinh thần ấy nói với chúng ta về niềm lạc quan yêu đời, tình yêu nghề, yêu biển cả của những người dân chài.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.