Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái




14 trả lời
Hỏi chi tiết
14.180
18
7
Tiểu Khả Ái
16/05/2018 10:51:47
Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái
_______________________________________________________
Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:
- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ. 
Cô ngoảnh lại, mỉm cười:
- Em có gì muốn hỏi cô sao?
Hình như Lan có chút bối rối,  em đáp:
- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá! Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? 
- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em
Lan reo lên:
- Ôi! Hay quá. Em cảm ơn cô.
- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.(12)
Lan hớn hở trả lời:
- Vâng ạ.
* Xác định: 
+ Thành phần tình thái: Hình như
+ Thành phần cảm thán: Ôi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Tiểu Khả Ái
16/05/2018 10:53:56
ĐỀ 14:
Phần II:
Câu 1:

Trong chương trình Ngữ văn 9 có rất nhiều những tác phẩm tự sự hay, mang những giá trị về nội dung và nghệ thuật lớn. Nhưng một tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 tại Bắc Ninh. Kim Lân là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Tuy viết không nhiều nhưng ông có nhiều tác phẩm thành công. Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Vì thế, ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Nhân vật của ông là những người nông dân chất phác, hiền hậu và khao khát cuộc sống bình yên.

4
1
Tiểu Khả Ái
16/05/2018 10:57:38
Phần II:
Câu 1: Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Tình huống truyện:
  • Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.
  • Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.
Ý nghĩa của hai tình huống truyện:
  • Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
  • Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.
5
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:08:32
C1:

Trong truyện Chiếc lược ngà , Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên , hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?

Tình huống truyện:

Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.

Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình chan con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.

8
4
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:09:25
C2: Dựng một đoạn hội thoại trong đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái Đoạn hội thoại:
Em chào thầy ạ !
Thưa thầy, ngày mai có học giờ Ngữ văn không?
Thầy giáo trả lời:
Có lẽ, ngày mai chúng ta được nghỉ. Tuần sau, thầy dạy bù.
* Xác định:
Từ ” ạ” – > Cảm thán
Từ ”có lẽ” -> Tình thái.
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:10:17
C3:

Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: ” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? ( Viết một văn bản nghị luận khỏang một trang giấy thi

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người cũng phải nỗ lực học tập tốt để bắt nhịp với cuộc sống mới. Lênin cho rằng” Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của chúng ta thì như thế nào?

Câu nói của Lê nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta tích lũy được. Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một điều là: Con người có được sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng của tri thức.

Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng phong phú , khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu , không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội.

Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những phẩm chất khác như tài , đức, nhân cách…

Có thể phê phán tư tưởng coi thường tri thức hoặc ỉ vào tài sản của bố mẹ….mà không chịu học hỏi để có tri thức.

Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa lời khuyên của Lê nin . Ý thứ cla2m chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước.

1
1
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:16:36
C2:
Kiến nghĩa bất vi:
Nghĩa: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là kẻ dũng, thấy nguy mà không cứu thì không phải anh hùng.
Báo đức thù công: nghĩa: báo đáp ân huệ ai đó đã giúp đỡ mình.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:19:17
C3:
Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự
- Tìm đúng câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD:Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nóicho vừa lòng nhau…).
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:21:20
C4:

Được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai học giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. Lục Vân Tiên thuộc nhân vật lí tưởng. Gặp tình huống bất bình này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội để chàng hành động. Hành động đánh cướp: Bộc lộ tính cách anh hùng tài năng và tấm lòng vì nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vân Tiên vẫn bẻ cây bên đường làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp vẻ đẹp của người dùng tướng theo phong cách văn chương xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng của những dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài; từ tâm nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên tìm cách an ủi họ, ân cần hỏi han. Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay. Chàng từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vướng bận.

0
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:23:01
Phần 2:
C1: Hiểu biết về tác giả Kim Lân:
Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểusâu sắc về cuộc sống nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giảithưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:24:46
C2:
Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.
- Các thành biệt lập trong đoạn trích: Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
+ Thành phần cảm thán: sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:25:43
C3:
Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngàylà kiểu câu rút gọn Chủ Ngữ (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp).
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2018 12:27:44
Phần I:
C1:
Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh: Sau khi Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, đã ghé lại hỏi han nàng.Kiều Nguyệt Nga tâm sự về hoàn cảnh của mình và tỏ muốn đền ơn Lục Vân Tiên, nhưng chàng đã từ chối.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo