Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có suy nghĩ gì về hợp tác của học sinh trong học tập?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.473
7
4
Bông
24/12/2017 18:59:06
Hợp tác của học sinh trong học tập sẽ giúp cho cả 2 cùng có lợi. Nếu 2 người cùng hợp tác chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm để cùng nhau cố gắng và khắc phục thì việc học tập sẽ trở nên hiệu quả hơn, ngoài ra 1 số bạn còn lạm dụng để vi phạm nội quy nhà trường như: chia bài để học,....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
2
Quỳnh Anh Đỗ
24/12/2017 19:04:30
- Hợp tác vs nhau để giải những bài khó.
- Giups đỡ tạo điều kiện cho các bạn hc yếu có thêm kiến thức,
=> Trong học tập và công vc, chúng ta cần phải có sự hợp tác vs tất cả mọi người vì bất kì người nào cx có điểm mạnh và điểm yếu riêng, có như thế chúng ta mới hc hỏi đc cái hay lẫn nhau để cùng phát triển.
1
5
Nguyễn Mạnh Nam
20/03/2018 21:07:37
Những ngày tháng mà học sinh làm việc độc lập, im lìm trong đống sách vở với những dãy bàn học sắp xếp ngay ngắn đã qua lâu rồi! Trong lớp học hôm nay, bạn thường thấy học sinh đứng hoặc ngồi bên nhau quanh bàn, trên thảm, trò chuyện sôi nổi, vẽ bảng biểu, phác thảo ý tưởng trên bảng trắng hoặc túm tụm bên máy tính.
Học tập hợp tác là kĩ năng của thế kỉ 21 được ưu tiên hàng đầu trong chương trình ở hầu hết các trường. Khi học sinh làm việc cộng tác, họ tham gia vào một quá trình thúc đẩy hợp tác và xây dựng cộng đồng. Những ý tưởng mới được ra đời khi học sinh phản hồi và tương tác với nhau. Việc hợp tác cùng nhau sẽ tạo ra một nền văn hóa trong đó học sinh có thể đánh giá được điểm mạnh của mình và một môi trường nơi mọi người có thể học hỏi từ những người khác.
Dưới đây là 8 hoạt động và công cụ tuyệt vời để xây dựng một môi trường hợp tác trong lớp học:
  1. Hãy nói ra!
Tất cả chúng ta đều từng chứng kiến hoạt động nhóm, nơi các học sinh có kỹ năng hùng biện và tố chất tham gia cuộc nói chuyện, làm sôi nổi phần còn lại của lớp. Dạy học sinh cách để có một bài nói ý nghĩa thông qua việc giới thiệu các nguyên tắc trong hội thoại nhóm và cung cấp cho họ những thuật ngữ chuyên môn để phát ngôn trôi chảy những ý tưởng của họ, đây là một sự đầu tư khôn ngoan.
26 mẫu câu tranh luận mức độ cao trong lớp học
Làm rõ – Em có thể trình bày cho tôi nghe ý tưởng của mình không?
– Ý kiến của em là…
– Để làm rõ hơn, em có thể nói…
– Tôi thấy thất vọng khi em nói… Em có thể giải thích cho tôi được không?
Không đồng tình – Tôi nghĩ khác bởi vì…
– Những dữ liệu mà tôi tìm hiểu được lại dẫn đến một quan điểm khác.
– Quan điểm đó có phần đúng nhưng cũng có phần chủ quan.
– Tôi đồng tình với quan điểm đó nhưng tôi nghĩ chúng ta nên cân nhắc…
– Chúng tôi có ý kiến khác.
Diễn giải – Nói cách khác, ý kiến của em là…
– Vậy ý em là…
– Thực ra em tin rằng…
– Tôi nghe em nói rằng…
Triển khai ý tưởng – Y nhận định rằng…
– Vâng và hơn thế…
Những mẫu câu từ trên đây chỉ là một trong nhiều cách gợi ý, như vậy, tất cả học sinh có thể nhận được sự hỗ trợ mà họ cần để thành công.
  1. Bể cá
Đây là một chiến thuật dạy học trong đó học sinh được nhập vai cả người nói và người nghe trong một cuộc tranh luận.
Cách thực hiện: Xếp bàn học thành hai vòng tròn đồng tâm. Buổi nói chuyện bắt đầu khi những đứa trẻ ở vòng trong của Bể cá đã sẵn sàng. Nhóm học sinh đầu tiên đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến và chia sẻ thông tin, trong khi nhóm thứ hai – ở vòng ngoài – lắng nghe cẩn thận những ý tưởng và quan sát quá trình tranh luận. Sau đó đổi lượt của hai nhóm.
Chiến thuật này đặc biệt hữu dụng trong thiết kế và mô phỏng một cuộc tranh biện, đảm bảo không học sinh nào bị bỏ quên và cung cấp một khung chương trình cho những chủ đề phức tạp hơn.
  1. Giây phút tỏa sáng
Tận dụng việc học sinh thích selfie để dùng phần mềm Flipgrid, một công cụ công nghệ đơn giản nhưng vô cùng tiện lợi cho phép học sinh thể hiện mình một cách sáng tạo.
Giáo viên tạo ra các nhóm chủ đề tranh luận và học sinh phản hồi bằng các video thuyết trình, chia sẻ trên webcam, máy tính bảng hoặc ứng dụng điện thoại. Hãy nói về việc học tập tích cực!
  1. Chơi trò chơi
Sự hợp tác không nhất thiết đến từ phía học sinh. Nó đòi hỏi sự hướng dẫn định hướng và thực hành thường xuyên. Một trong những cách rèn cho học sinh làm việc hợp tác đó là thông qua trò chơi. Trò chơi có tính tương tác trong lớp học giúp học sinh tư duy phản biện, học được cách làm việc nhóm và thiết lập một môi trường học tập tích cực. Điều tuyệt vời nhất là gì? Học sinh cảm thấy vui trong khi vẫn phát triển được các kĩ năng!
  1. Động não
Động não là một nhân tố phổ biến trong học tập hợp tác. Tuy nhiên, nhiều khi quá trình động não chỉ là kết quả của những ý tưởng đơn giản nhất, phổ biến nhất mà ta nghe được, còn những ý tưởng phức tạp hơn thì không bao giờ ra đời.
Nền tảng chung của động não là quan điểm: Việc xây dựng ý tưởng nên tồn tại tách biệt với tranh luận – học sinh viết trước, nói sau. Khi một câu hỏi được đưa ra, học sinh tự động não trước và viết ý tưởng ra giấy nhớ. Ý tưởng của tất cả mọi người được đính lên tường, không có tên kèm theo.
Cả nhóm có cơ hội đọc, suy nghĩ và tranh luận về tất cả ý tưởng. Thủ thuật này cung cấp một không gian cho những ý tưởng tốt nhất lộ diện và học sinh kết hợp, chỉnh sửa và đưa ra các giải pháp ban đầu nhưng ở cấp cao hơn.
  1. Lưu lại lời cuối
Tăng thêm các kỹ năng thị giác cho học sinh với một chiến thuật vui nhộn gọi là Lưu lại lời cuối cho tôi.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một bộ sưu tập poster, tranh và ảnh ghi lại thời đi học của bạn, sau đó yêu cầu học sinh chọn ra 3 hình ảnh mà họ thấy nổi bật nhất. Sau mỗi tấm thẻ, học sinh giải thích vì sao họ chọn hình ảnh này và họ nghĩ nó gửi gắm thông điệp gì hoặc vì sao nó lại quan trọng.
Chia số học sinh thành các nhóm ba người, dán nhãn lần lượt số 1, 2 và 3 cho ba học sinh trong nhóm. Cho các học sinh số 1 đưa ra một hình ảnh mà họ đã chọn và lắng nghe các học sinh số 2, số 3 tranh luận về nó. Họ nghĩ nó có ý nghĩa gì? Vì sao họ nghĩ hình ảnh này có thể quan trọng? Quan trọng đối với ai? Sau một khoảng thời gian, các học sinh số 1 đọc những gì ghi đằng sau tấm thẻ (giải thích tại sao họ lại chọn nó), đó chính là “lời cuối cùng”. Quá trình này tiếp diễn với học sinh số 2 và số 3.
  1. Biến bài tập về nhà thành hoạt động nhóm
Học sinh của tôi luôn luôn sử dụng công nghệ thông tin, vậy vì sao lại không tận dụng hiện tượng mạng xã hội để thực sự hỗ trợ quá trình học tập, nghiên cứu và làm bài tập của họ?
  1. “Tập trung” vào các chi tiết
Đây là một trò chơi kể chuyện, một hoạt động hợp tác phổ biến trong lớp học. Nó khiến cho dòng ý tưởng sáng tạo của học sinh được liền mạch và tạo điều kiện cho học sinh không chỉ phát triển trí tưởng tượng của riêng mình mà còn cùng nhau tạo nên một câu chuyện.
Cách thực hiện: Sắp xếp học sinh thành một vòng tròn và cho mỗi em một bức tranh độc đáo vẽ một người, một địa điểm hoặc một sự vật (hay bất kì cái gì phục vụ cho tiến trình học tập). Học sinh đầu tiên bắt đầu với một câu chuyện liên quan đến bất cứ điều gì có thể xảy ra trong ảnh. Học sinh tiếp theo tiếp tục kể với những bức ảnh của em ấy và những học sinh khác cũng làm thế. (Học sinh bé hơn có thể cần được hướng dẫn lựa chọn ngôn ngữ, chủ đề,… phù hợp).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×