Điểm khác biệt:
Sau khi thất bại trước sự tấn công ồ ạt của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, quân Thanh hoảng loạn tháo chạy về nước. Các tác giả Ngô Gia Văn Phái đặc biệt miêu tả cuộc tháo chạy của Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống, đó là cuộc tháo chạy trong thất bại đầy nhục nhã:
+ Tôn Sĩ Nghị không ngờ được cuộc hành quân thần tốc của đội quân do vua Quang Trung lãnh đạo, cuộc tấn công bất ngờ, mạnh mẽ của quân ta khiến cho quân Thanh đại bại, Tôn Sĩ Nghị sợ hãi rút quân về nước “ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy…”
+ Tình cảm của vua Lê Chiêu Thống cũng thê thảm không kém, nghe tin có biến, vua Lê vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn ra đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, cuối cùng phải rút chạy bằng một chiếc thuyền đánh cá.
Như vậy, qua việc miêu tả hai cuộc tháo chạy, ta có thể thấy đặc điểm chung đó chính là sự thê thảm của bọn cướp nước và bán nước. Nhưng nếu Tôn Sĩ Nghị còn có sự chủ động trong việc tháo chạy thì lê Chiêu Thống lại bị động bởi tàu bè của Tôn Sĩ Nghị đã bị cắt đứt, làm bật lên sự thê thảm, nhục nhã của kẻ bán nước.