Cuộc sống ngày càng chuyển biến phức tạp khi mà thế giới ngày càng phát triển. Vậy là con người lại có hàng ngàn vấn đề nan giải. Một trong vấn đề cơ bản nhất và khó giải quyết nhất “ Vứt rác bừa bãi” Đó không chỉ là mối lo ngại ở Việt Nam mà còn là của chung toàn thế giới. Một trong những cái “nôi” của nó không đâu quá xa lạ ở Việt Nam đó là học sinh. Hãy từng bước phân tích vấn đề này.
Đất nước đang phát triển theo thời gian, đời sống sinh hoạt dần càng phức tạp. Ngày càng có nhiều thứ hơn trong cuộc sống mỗi con người. Và thế là sự lười biếng thầm lặng trong con người bắt đầu sinh sôi. Giờ thì làm sao mà tìm ra những con đường sạch đẹp, rồi làm sao mà thấy mấy ai đem từng bịch rác bỏ vào thùng, uống xong lon nước tiện tay ném lại đó rồi thong thả bước đi, ăn xong bịch bánh vừa đi vừa xả lại trên con đường họ đi qua. Trở lại cũng vấn đề ấy nhưng lại học đường-một góc nhỏ xã hội. Chuyện xả rác đối với học sinh như thế là một thường tình. Còn với giáo viên thì họ phải đi ngang qua những bịch ôxi, phải bước qua những li nhựa, li giấy mà học sinh đã để lại với ý thức đã bị lãng quên. Nhưng chưa hẳn đó là sai. Vì sao thế?
Trước hết tôi khẳng định rằng do sự thiếu ý thức chủ quan, lười biếng đó là mấu chốt của vấn đề. Tôi cũng là người Việt Nam, tôi cũng thấu hiểu được sự lười biếng và vô tư của người Việt Nam, và dần dần sự lười biếng đó trở thành thói quen. Rồi điều ấy cũng sẽ là việc họ lặp đi lặp lại một cách thân thuộc. Một số khác họ lại thiếu kiến thức, lẽ thường tình là họ sẽ làm điều ấy mà không biết được hậu quả họ sẽ “tận hưởng” từ “thành quả” mình gây ra. Hay số khác nữa lại có kiến thức nhưng trớ trêu là họ lại không chú ý chút nào. Họ bỏ lại sau lưng bãi chiến trường dơ bẩn cùng với những gì liên quan mà họ đã học được từ trường, lớp. Rồi cũng sẽ thở dài, vò đầu, bứt tóc khi nghe thấy cái vấn đề gây đau đầu. Nó không hề vớ vẩn. Bên cạnh đó chúng ta cũng biết Việt Nam chỉ là đất nước đang phát triển, dĩ nhiên là sẽ có nơi không đủ điều kiện kinh tế để họ có thể khơi dậy cái ý thức của mình bị dùi vập ở cái xứ nghèo ấy. Rồi đấy, họ cũng sẽ xả rác bừa bãi ở mọi nơi như họ đã làm ở nơi họ đã ở. Học sinh cũng vậy, dù họ có chuyển đến 1 ngôi trường khang trang ở đó điều kiện học tập sẽ khác nhưng cái ý thức vẫn sẽ bị bám đuổi và vùi lấp bởi những hình ảnh ở cái ngôi trường nghèo nàn. Cũng cái nghèo nó mới sinh ra những thứ khác: nào là quy mô sử lí và thu gom rác thải chưa có quy mô, hay chế tài xử phạt nghiêm khắc. Thời buổi này còn ai mà bỏ sức đào mấy cái hố sâu và rộng chỉ để đựng rác? Những em học sinh trong trắng rồi cũng sẽ lu mờ trước hình ảnh vô ý thức của anh chị.
“Liệu có còn cách để xử lí triệt để?” Chắc là không còn đâu. Nhưng để giảm thiểu chúng trong mái trường thì có. Nhà trường phải ra sức tuyên truyền thật nhiều cho học sinh. Hãy cho chúng biết mỗi hành động vô ý thức sẽ đem lại cho họ lẫn xã hội những căn bệnh hô hấp, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Rồi chúng sẽ dần dần chết trong một thế giới ô nhiễm chúng tạo ra.
Ý kiến của tôi chắc cũng chả khác gì của tất cả mọi người. Học sinh có ý thức cần phải lấn áp được những nguy hiểm những hiểm họa về sau may ra giáo viên còn dễ thở hơn chút xíu
Có lẽ như vấn đề này khó có thể chấm dứt. Nhưng ít ra chúng có thể giảm thiểu. Học sinh cần phải có ý thức, phải xóa bỏ sự vô ý thức khỏi con người. Hay nhà nước đầu tư thêm vào các trường học cho vấn đề vệ sinh. Vì mỗi người thiếu ý thức thì sẽ kéo theo một tập thể thiếu ý thức. Hình ảnh xấu ấy sẽ đánh mất đi văn hóa đẹp đẽ của Việt Nam. Và mỗi chúng ta hãy nhớ rằng “Trường chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta!”