Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
469
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
01/04/2019 19:50:44
Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.
Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”
Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.
Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng quanh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.
Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết làm sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú làm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.
Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Sơn Tùng MTP
01/04/2019 19:56:29
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.
Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.
Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.
Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.
Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/04/2019 20:00:25
Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.
Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.
Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.
Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.
Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo