Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu thế nào về câu "Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ và thứ ràng buộc lẫn nhau đó chính là trách nhiệm"

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.015
0
0
Đặng Quỳnh Trang
18/06/2017 21:58:17
Có hai từ trong cuộc sống khiến nhiều người sợ hãi lảng tránh, đó chính là Trách Nhiệm. Trách nhiệm với cuộc sống của mình, với những người thân bạn bè và trong cả những mối quan hệ. Trong cuộc sống, nếu thiếu đi hai chữ TRÁCH NHIỆM thì rất nhiều việc sai lầm cứ nối tiếp diễn ra mà không cần biết người khác sẽ tổn thương như thế nào.

Với chính mình

Hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với cuộc đời của chính bạn đừng bao giờ để những người xung quanh bạn phải ghét bỏ bạn bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân bạn sẽ mạnh mẽ hon, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu vứu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.

Với những người xung quanh

Khi yêu thương một ai đó bạn hãy có trách nhiệm với mối quan hệ đó, dù hai người là bạn, là người yêu hay người thân thì bạn cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ mối quan hệ của hai người. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.

Đừng bao giờ cho mình cái quyền được “vùi dập” người khác bạn nhé, dù đặt vào đó bao nhiêu tâm huyết, tình cảm thì bạn hãy nhớ đặt 100% trách nhiệm vào trong đó. Dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng sẽ không buông tay người bạn của mình, không bỏ mặc họ với đau khổ và thất bại nặng nề. Bạn sẽ giúp đỡ họ và vực họ dậy khỏi thung lũng khổ đau nhé. Hãy sống có trách nhiệm với những người xung quanh bạn.

Với những việc mình làm

Dù làm gì thì bạn cũng đừng làm qua loa nhé, đừng làm chỉ để đã làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Với những việc bạn làm cũng vậy đã làm hãy làm thật tốt: đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Khi bạn làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao bạn sẽ khiến cho những người xung quanh cũng làm được như thế. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?

Với những gì mình nói                                                          

Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, nó giống như một mũi dao vô hình đâm thẳng vào tâm hồn con người và nằm mãi trong đó. Luôn luôn khiến người khác cảm thấy nhức nhối về những lời nói của một ai đó, vĩnh viễn không thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải ân hận. Người xưa nói “uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc  lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương lẫn nhau.

Nếu bạn không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói cho “thỏa miệng” bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình khi cần thiết.

Trách nhiệm là từ nặng nề nhất mà con người chúng ta ai cũng phải gánh vác trên người. Nếu không gánh lấy trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ và thứ ràng buộc lẫn nhau đó chính là trách nhiệm. Trước khi chối bỏ trách nhiệm của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân làm như thế bạn có ân hận và day dứt không bạn nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
19/06/2017 08:54:43
Câu 1
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta-những người chủ tương lai của đất nước-phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương,vì đất nước.
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."
Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. hải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” rong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba". Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì mộtlý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý t ưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm huy chương vàng,huy ch ương bạc t ừ nh ững môn Olympic Toán ,Lý,Hoá,Sinh,trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!
Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương lai đất nước!
Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng mình,thì cuộc đời bạn s ẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên Tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt! Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.
Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai t ươi sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".
0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
19/06/2017 09:26:03
Câu 2
Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng. Hơn nữa, có thể nói chất liệu dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của ông trong đoạn thơ. Chỉ nói đến cách sử dụng ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, ta cũng thấy sự tinh tế của tác giả trong cách biểu đạt rất riêng, rất độc đáo. 

Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia
đình nên Đất Nước không chỉ tạo bỡi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành, tạo bỡi từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ :

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Thì đây là ý thơ cho ta thấy tác giả gợi tả từ cái gốc của chất liệu dân gian, đó là từ trong câu ngạn ngữ dân gian “Gừng cay muối mặn”, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó tình nghĩa vợ chồng. Và thói quen tâm lí, tình cảm này cũng làm cho ta gợi nhớ  đến câu ca dao hết sức trìu mến:       

Tay bưng chén muối đãi gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Và khi nói về tình yêu đôi lứa, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng hết sức mượt mà, đất nước gắn bó với con người trọn đời: từ thuở ấu thơ đến lúc thưởng thành và biết yêu thương, hẹn hò, nhớ nhung lại gắn với hình ảnh Đất Nước:

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Khi xúc cảm nên dòng thơ này, nhà thơ như nhằm muốn tâm sự, trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi nhớ nhung da diết của em đã hiện hữu tình Đất Nước. Và đó là nỗi nhớ không định hình được mà câu ca dao tình yêu quen thuộc cất lên rất gần gũi và hết đỗi đời thường:

Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất…

Và khi Nguyễn Khoa Điềm nhằm giải bày Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng của không gian nhưng không gian ấy thật gần gũi, là nơi con chim bay về, nơi con cá móng nước:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thì đó là một ý thơ có thể nhận thấy, nhà thơ lấy cảm hứng trọn vẹn từ câu hò Bình- Trị- Thiên quen thuộc, bỡi vì nhà thơ được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất giàu giá trị văn hóa, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế, chính vì thấm nhuần nền văn hóa dân gian nơi chôn nhau cắt rốn nên khi khái quát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nghĩ ngay đến câu ca dao bình dân của quê hương, xứ sở mình:

Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc
Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi
Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời
Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh

Tự hào về một đất nước có bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nên nhà thơ đã hướng về một yếu tố mang tính tâm linh nhưng hết sức truyền thống của người Việt. Bỡi chính nhân dân là những người đã làm nên cái hồn văn hoá và đạo lí truyền thống cao cả cho đất nước, nên nhà thơ tâm sự:

Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ  ngày giỗ Tổ

Trong mỗi chúng ta đều biết cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở mọi người Việt rằng: bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất tổ, chính là  những yếu tố góp phần làm nên truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Vì thế, bái vọng tổ tiên là điều không thể thiếu, thể hiện sự tôn trọng đầy thiêng liêng của người sống đối với người đã khuất.  Đây cũng là ý thơ mà trong ca dao đã từng nhắc nhở:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ  mùng mười tháng ba

Có thể nói trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng màu sắc của dân tộc, và nhà thơ đã chọn lọc từ những câu ca dao tiêu biểu nhất để nói về các phương diện truyền thống khác nhau của nhân dân. Trong đó câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nhằm diễn tả sự say đắm trong tình yêu nhân văn, nhân bản và cao đẹp nhất:  

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

Là ý tứ từ câu ca dao đầy ngọt ngào, trìu mến, bình dị và hết sức thân quen, nó thường trực hằng ngày mà trong những đôi nam nữ, trai gái yêu nhau không khó để nhận ra:

Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Có lúc câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhằm nói đến sự quý trọng trong lối sống tình nghĩa, biết nâng niu,  trân trọng những gì có được từ khó nhọc, gian nan:

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Thì đâu đó phản phất trong ca dao cũng đã đúc kết và nhắc nhở mọi người rằng:

Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

Ngoài ra, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng nói đến một phẩm chất nữa  của nhân dân Việt Nam là bền bỉ kiên cường trong chiến đấu dựng và giữ nước, vì đất nước là của nhân dân, do nhân dân làm nên, nên đất nước mãi mãi trường tồn, bất diệt:

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Điều này cũng có nghĩa là trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ  đã luyến láy, cảm hứng xuất phát từ cái gốc của câu ca dao đầy hùng hồn và đanh thép:

Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què

Có thể thấy ở tất cả những dòng  thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã vận dụng và chuyển ý sáng tạo những câu ca dao, ngạn ngữ thành lời thơ đằm thắm, trữ tình, thiết tha của mình, không ngoài mục đích là ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc văn hoá của người Việt Nam.
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
19/06/2017 09:30:44
Câu 4
Trách nhiệm: Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Trách nhiệm còn là sự ràng buộc lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái phải chịu hậu quả.

- Ràng buộc: Đặt trong tình trạng có những điều bắt buộc phải làm trong quan hệ với người khác, làm cho hành động mất tự do.

- Nhân cách: tư cách và phẩm chất của con người

- Như vậy khi nói đến trách nhiệm của con người một mặt là  là nói đến những ràng buộc về lời nói, hành vi, việc làm của mình phải bảo đảm đúng đắn, hoàn thành nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Mặt khác chính trách nhiệm cũng là một yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi người.

Bàn bạc, mở rộng:

- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng buộc?

+ Khi  được giao một công việc, nhiệm vụ  nào đó, bắt buộc ta phải làm tròn, phải có trách nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích, danh dự, cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác, ảnh hưởng xấu đến các tổ chức, tập thể…có liên đới.

+ Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính xác, tin cậy. Chịu trách nhiệm về lời nói của mình gắn liền vói những hành động, việc làm cụ thể. Nói đi đôi với làm.

+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều phải chịu hậu quả. Đó là những ràng buộc mà ta ngầm phải thực hiện nên đôi khi thấy mệt mỏi, nặng nề, không được tự do, thoải mái.

- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách?

+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua  nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say mê….đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.

+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội (ảnh hưởng về kinh tế, về đạo đức….)

- Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.

Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách nhiệm.

- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức , kĩ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội,  đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×