Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.899
18
8
Mint
27/03/2019 17:10:47

* Dàn ý :
MB: Một nhà văn đã từng nói " sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người". Đọc sách là một sở thích của e, e thích đọc sách.
TB: E thích đọc những cuốn sách về tự nhiên , tìm hiểu về động thục vật, về đại dương.
E thích đọc nhũng cuốn sách nhưn Hạt giống tâm hồn, Quà tặng cuộc sống ...
Vì e lại thích đọc những cuốn sách đó? ( Phàn giải thích )
Nhũng cuốn sách khoa học giúp e tìm hiêu về nhũng điều kì vĩ trong vũ trụ đến những sinh vật nhỏ bé trong đại dương.
Nhũng cuốn Hạt giống tâm hồn, quà tặng cuụoc sống... là nhũng cuốn sách hay về cuộc sống, về những con người ko bao giờ từ bỏ ước mơ dù họ gặp nhìu thử thách.
Cuón Cảm ơn cuộc sống giúp ta hỉu đc mọi thành công đều đc ko dễ dàng..
KB: Khẳng định đọc sách là thói quen tốt
Cần chọn sách hay mà đọc....

-----------------------------------------------------------------------------------

THAM KHẢO:

Sống nội tâm và hay khép mình, tôi thường thích đọc tản văn. Những câu chữ như dòng chảy cảm xúc rất thành thật mà giản dị, tưởng như tôi có thể bắt mình vào mạch chảy ấy mà ngẫm nghĩ và quay trở về lòng mình để hiểu hồn mình. Chúng cho tôi cảm giác bình yên thay vì dữ dội, kịch tính.

Tản văn là một trong các thể loại văn học. Theo sự phát triển của văn học, ý nghĩa và phạm vi của tản văn ngày càng biến đổi không ngừng. Tản văn hiện đại ngoài các tác phẩm thể loại văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết... còn bao gồm các thể loại khác như tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí, du (lịch) kí, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học. Gọi là "tản văn" vì thể loại này có hình thức đa dạng, đề tài rộng rãi, phong phú, không bị sự hạn chế của thời gian và không gian. Cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến sự việc, cũng có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát biểu quan điểm; hơn nữa tác giả còn có thể dựa vào nội dung cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hóa tùy ý. Mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành... Ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích... Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung quanh.

Không giống như những truyện trinh thám, tiểu thuyết trường, tản văn cho tôi cảm giác nhẹ nhàng mà thanh thản trong tâm hồn. cảm giác tôi như chìm đắm vào thế giới cảm xúc của tác giả, mà lắng hồn mình lại để nghe nhìn và thấu cảm về cuộc đời. Tản văn như những dòng suối mát trôi chảy qua tâm hồn tôi, giúp tôi như điềm nhiên và an tĩnh, bơ đi mà sống giữa cuộc đời phức tạp, bề bộn này. Sống nội tâm ,vậy nên tôi thích những câu chuyện tnar mạn. nó rất sâu sắc mà không quá nhức đầu, nó xôn xao mà không ồn ào xáo rộng, nó tự nhiên như nhịp chảy của người viết. có đôi lúc đọc xong, tôi bỗng dưng rỏ một giọt nước mắt xuống trang giấy trầm mình suy tư. Tôi thấy mình trong từng câu chữ và cũng ấm lòng như được chia sẻ. Cảm giác như tôi được ôm ấp, vỗ về, được ngủ yên mà không phải gặp những cơn ác mộng.

Tản văn được ví như đồ ăn nhanh, nó không quá dài dòng rườm rà và mất nhiều thời gian để đọc. Đó cũng là một lí do mà tôi thích nó. Tản văn cũng có loại hay dở. Tản văn hay phải có giọng văn độc đáo, khiến độc giả nhớ mãi, dù nội dung thông tin có thể quên. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng: khác với tiểu thuyết rất chặt chẽ về cấu trúc, tản văn có kết cấu tự do, được xây dựng bất chấp mọi quy tắc, logic, chỉ phụ thuộc vào liên tưởng, đề tài cụ thể, cách dẫn dắt đề tài đậm nét chủ quan... Chính vì vậy, nó thách thức người viết, dễ viết nhưng viết hay thì không dễ. Nhà văn Đỗ Phấn từng nhận xét: tản văn không tốn nhiều chữ, nhưng mỗi chứ phải được dùng thật đắt để hữu ý, hữu tình, nó phải truyền tải đến người đọc một thông điệp, một ý tứ nào đấy, tuyêt đối không thể dùng bừa. Vì vậy chỉ những cây bút tài năng mới có sức sống trong lòng bạn đọc.

Đặc biệt tôi rất thích cuốn “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của Phạm Lữ Ân. Nó như bông hồng nhỏ, mà nhà văn đã đúc kết tù bao nhiêu phấn hương của đời, của lòng mình mà thổi vào trang viết. nó đêm đến niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn, những đoạn văn chân thực, tinh tế và xúc động như chạm tới thẳm sâu lòng người. nó cho tôi một bài học thấm thía về sự trông nhìn và thường thức, từ những triết lí tâm sự tình yêu, nỗi cô đơn hay hạnh phúc...tất cả đều rất sống động và nồng nàn. Tản văn không hề dễ viết, nếu không chắc tay sa vào ồn ào, sáo rỗng, dài dòng lôi thôi vì cảm xúc rườm rà.

Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về sách. Tuy nhiên bạn cũng nên tâm đắc với một loại sách loại nhất định để hiểu sâu sắc và trải nhiệm bản thân về nó, cho tâm hồn thêm sâu và thêm tinh nhé.

----------------------------------------------------------------------------------

Từ nhỏ tôi đã rất thích đọc sách bởi tôi nhận ra sách là một người bạn vô cùng hữu ích mà chỉ cần có người bạn ấy bên cạnh, không lúc nào tôi cảm thấy sự cô đơn. Loại sách mà tôi hay đọc và đã gắn bó với tôi từ những ngày đầu tiên tôi đến với sách đó là sách văn học.

Ngày còn bé, tôi được mẹ cho đi siêu thị sách ở gần nhà và được mẹ mua cho cuốn sách đầu tiên là: “Dế Mèn phưu lưu kí” của Tô Hoài- một cuốn sách thuộc thể loại văn học. Tôi bị ấn tượng ngay bởi sự sinh động của những nhân vật đặc biệt trong truyện, rồi đến những cuộc phưu lưu mạo hiểm mà kịch tính, những bài học vô cùng giản dị, dễ hiểu mà ý nghĩa. Tôi yêu ngay cái cảm giác được đắm mình trong thế giới của nhân vật, được cùng vui, cùng khóc, cùng sống với nhân vật. Từng sự việc trong truyện, tình huống kịch tính đều trở nên vô cùng hấp dẫn đối với tôi. Từ đó tôi mê sách văn học!

Sau đó tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết văn học bởi trong đó chứa đựng tất cả những bộn bề của cuộc sống mọi thời đại. Lúc còn nhỏ, tôi hay tìm văn học Việt Nam để đọc cho gần gũi, nhờ đó mà tôi hiểu được rất nhiều điều về bối cảnh lịch sử, con người, đất nước mình vào nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Lớn hơn một chút, tôi tìm đến những tiểu thuyết kinh điển của nước ngoài. Tôi có thể hình dung ra những con người ở những xứ sở khác nhau trong cùng một biến chuyển lịch sử họ có sự khác nhau như thế nào thông qua những cuốn tiểu thuyết ấy. Và điều đặc biệt mà tôi thích nhất ở những cuốn tiểu thuyết ấy ở nó chứa đựng gần như một thế giới nhỏ mà lại vô cùng nhiều những thông điệp về cuộc sống nhân văn. Những nhân vật hiện lên đều mang trong mình những thông điệp nhất định tác động vào người đọc khiến cho họ có những suy nghĩ tích cực và tốt hơn về cuộc sống.

Ngoài tiểu thuyết, đôi khi tôi cũng có đọc một số tản văn hay sách kĩ năng nhưng chúng không cho tôi nhiều cảm xúc như tiểu thuyết. Tản văn cho tôi những cảm xúc man mác, dễ chịu về những suy nghĩ của một tâm hồn nhạy cảm, như làn gió thoảng qua thanh lọc tâm hồn mình, sách kĩ năng cổ vũ tinh thần tôi, giúp tôi suy nghĩ logic và tích cực hơn về bản thân và về cuộc sống nhưng tiểu thuyết không chỉ cho tôi những cảm xúc, sự thú vị mà còn cho tôi những suy nghĩ về nhiều mặt trong đời sống xã hội; về xấu- tốt, tình cảm giữa con người với con người, những triết lí nhân sinh mà nhà văn đặt ra cho đưa con tinh thần của mình. Một tác phẩm tiểu thuyết thực sự có sức sống không phải một thời gian mà là qua thời gian trở thành viên ngọc càng mài càng sáng bởi nó chứa đựng nhiều những chiều sâu triết lí mà vẫn còn nguyên giá trị qua bao nhiêu thời đại, những vấn đề mang ý nghĩa nhân loại mà con người ta không bao giờ phủ nhận. Hơn nữa, tôi tin rằng giá trị của mỗi cuốn tiểu thuyết đều chưa được khai phá hết và cần đến bạn đọc cùng thởi gian tiếp tục đi tìm những bí ấn đằng sau câu chữ và hình thức nghệ thuật mà nhà văn xếp đặt. Đọc tiểu thuyết không chỉ là cách mà ta có thể tìm hiểu về cuộc sống rộng lớn mà còn là cách mà ta tìm hiểu về chính con người. Chính sự hiểu đó sẽ là hành trang cho con đường rèn luyện bản thân của ta sau này. Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng đọc tiểu thuyết không phải để giải trí nên cần chọn để đọc đồng thời hciju khó suy nghĩ và giải nghĩa những hàm ý trong tác phẩm.

Sách là một phần của cuộc sống tôi, nếu không có sách, tôi tin cuộc đời mình sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt thậm chí tầm hiểu biết sẽ trở nên nông cạn. Và tôi tin rằng tiểu thuyết sẽ là loại sách mà tôi tin tưởng theo đọc cho dù là trong thời điểm nào của cuộc đời.

----

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
11
Quỳnh Anh Đỗ
27/03/2019 19:21:21
Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị, trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×