Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài 1: Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.
a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.
b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.
c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Lời giải:
Có thể nhận biết như sau:
a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là Na2CO3, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí CO2, người ta cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |