1. Mở bài
Nhân dân ta giàu tình nhân ái, cần cù sáng tạo trong lao động, đặc biệt rất hiếu học. Để giáo dục con cháu trong gia đình hiếu học, chăm chỉ học hành, ông bà cha mẹ thường lấy tục ngữ làm bài học sâu sắc, thấm thía. Câu tục ngữ “ăn vóc học hay” từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt, đã trở thành câu nói cửa miệng của cha ông mỗi khi muốn nhắc nhở, răn đe con cháu mình về nết ăn nết học trong cuộc sống.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- Giải thích từ:
+ Vóc: chỉ thân hình mỗi người: to, nhỏ, cao, thấp, sức vóc.
+ Ăn vóc: việc ăn uống sẽ giúp con người phát triển về thể chất, sức khỏe.
+ Hay: hiểu biết.
+ Học hay: việc học tập sẽ mở mang trí tuệ, tầm hiểu biết của mỗi người.
- Ý nghĩa của cả câu: khẳng định tác dụng của việc ăn và học. Ăn làm cho con người khỏe mạnh, cao lớn thêm về thể chất; Chăm chỉ học hành làm con người càng thêm hiểu biết, mở mang tri thức, phát triển trí tuệ.
b) Bàn luận
(1) Vai trò của việc ăn và học trong cuộc sống mỗi người
- Vai trò của việc ăn:
+ Ăn là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, nhằm duy trì sự sống của mỗi người; Ăn ngon và đầy đủ con người ta sẽ khỏe mạnh, tinh thần theo đó cũng nhẹ nhõm thư thái.
+ Với lứa tuổi học đường, thân thể đang phát triển thì việc ăn uống điều độ, có tính chất quyết định đến phát triển chiều cao, cân nặng.
- Vai trò của việc học:
+ Tri thức nhân loại vô cùng phong phú, đồ sộ, việc thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng sẽ giúp con người có tri thức, có nền học vấn cơ bản, từ đó hiểu biết về chính mình, mọi người cũng như thế giới xung quanh.
+ Có học con người mới có khả năng sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
(2) Mối quan hệ giữa ăn và học
- Ăn và học có mối quan hệ gắn bó. Ăn giúp ta có sức khỏe để học. Học giúp bản thân ta hoàn thiện (dáng vóc, trí tuệ phát triển hài hòa). Mối quan hệ giữa ăn và học là mối quan hệ của vật chất và tinh thần, mối quan hệ về sự phát triển thể chất và trí tuệ. Cực đoan một phương diện nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con người. Nếu chỉ biết ăn mà không bồi dưỡng kiến thức thì đầu óc sẽ mụ mị, sẽ trở nên vô dụng. Nếu chỉ học mà quên chăm sóc sức khỏe bản thân thì không đủ điều kiện để thực hành những tri thức đã học vào cuộc sống, để cống hiến cho đời.
- Tuy thế câu tục ngữ nhấn mạnh tác dụng của việc học, học là sự cần thiết đối với mỗi cá nhân.
(3) Mở rộng, phản đề
- Phê phán những kẻ phàm ăn tục uống, chỉ chăm chăm cho đời sống vật chất mà bỏ quên bồi dưỡng tri thức cho bản thân.
- Phê phán những người lười học, thiếu ý chí, ngại khó, ngại khổ, không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Câu tục ngữ là lời khuyên chí lí đồng thời thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc.
- Mỗi học sinh cần chăm lo học tập để có sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
3. Kết bài
Đây là một câu tục ngữ hay, nói lên ý chí nghị lực của con người. khả năng nâng cao hiểu biết nhận thức sâu rộng về cách làm người, hiểu được sự đời. Bên cạnh đó la một tầm vóc lớn lao, trí thông minh đã mang đến cho học những kết quả tối đa. Câu tục ngữ đã trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
Bài văn
Đây là một câu tục ngữ rộng mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sức lực, khả năng sinh hoạt hằng ngày của con người. nó được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay và dành nó để chỉ những người có tầm vóc lớn lao. Những người khỏe mạnh thông minh.
Câu tục ngữ được mỡ rộng theo nhiều nghĩa khác nhau. Cụ thể ăn vóc ở đâu muốn nói những người ăn khỏe, ăn nhiều mà không thấy no. mà thân thể thì lớn, to cao rất khỏe. cũng có nhiều người hiểu ăn vóc đó là sự ăn ít nhưng vẫn to khỏe. học hay ở đây có nghĩa là người biết học, biết chọn lọc những điều hay lẽ phải để học. cũng có thể nói là học một biết mười chỉ người rất ham học mà lại học nhanh hiểu và không chỉ vậy học cần chộn lọc những điều hay lẽ phải để học. ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích.
ở câu tục ngữ ăn vóc học hay là chỉ những người to khỏe, có trí thông minh học ít hiểu nhiều, học một biết mười. không chỉ có thể ông cha ta còn dùng câu tục ngữ để nói đến những người ham học, biết tự rèn luyện sức học của mình. Và thể nâng cao đển một mức xác định trí thông minh của mình. Không chỉ có thế, Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái.
Đây là một câu tục ngữ hay, nói lên ý chí nghị lực của con người. khả năng nâng cao hiểu biết nhận thức xâu rộng về cách làm người, hiểu được sự đời. Bên cạnh đó la một tầm vóc lớn lao, trí thông minh đã mang đến cho học những kết quả tối đa. Câu tục ngữ đã trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
Và đây cũng là kết quả mà họ có được và cũng là những lời dạy có ích của ông cha ta để lại. với mong muốn chúng ta phải cố gắng rèn luyện học tập thật tốt để trở thành những người có ích cho đất nước.