Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu tục ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

1. Giải thích câu tục ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
2. Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.002
1
0
Trần Thị Huyền Trang
06/05/2019 13:39:38

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Thị Huyền Trang
06/05/2019 13:40:03
1
0
Ori
06/05/2019 13:41:44
2.Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên"
Bài làm
Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.
Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?
Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.
1
0
Ori
06/05/2019 13:42:41
1. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Trong kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam ta có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết, sự gắn bó keo sơn tình nghĩa giữa con người với con người. Nhờ có những câu ca dao ấy mà dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Câu tục ngữ trên đã nêu lên và khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người với nhau, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, xã hội. Câu tục ngữ không chỉ ca ngợi về tình người ấm áp và còn mang đến cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết. “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
“Cả tàu” ý nói là cả tàu ngựa hay đàn ngựa, tượng trưng cho một tập thể, cộng đồng và lớn hơn là cả xã hội bao gồm những con người cùng chung sống. Khi một con ngựa bị đau thì cả tàu ngựa “bỏ cỏ” ý muốn nói về tình thương của tập thể, cộng đồng vì cá nhân. Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ. Tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh kém may mắn, những con người gặp bất hạnh tròn cuộc sống và đã có những cá nhân, tập thể đã hết lòng quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ họ vươn lên. Họ không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà cả về tinh thần, khẳng định tinh thần đoàn kết chưa bao giờ phai mờ trong con người Việt Nam. miền Trung nước ta là nơi mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão, tàn phá hoa màu, nhà cửa và cuốn trôi nhiều người. Nhân dân trên cả nước đã cùng nhau quyên góp, huy động lực lượng vào miền Trung khắc phục bão, cứu trợ đồng bào miền Trung, mang lương thực, quần áo, dựng nhà cửa và khôi phục hệ thống đường xá,…
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.
0
0
Ori
06/05/2019 13:43:50
1. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Trong tâm tưởng của con ngươì Việt nam, tình yêu thương luôn là yếu tố quan trọng nhất.Đó cũng là chủ đề đã được các nhà thơ dân gian gói gọn trong đề tài "quan hệ giữa con người trong xã hội" mà tiêu biểu là câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".
Câu tục ngữ đề cập đến tình yêu thương trong cộng đồng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" nghĩa là khi có một con ngựa trong đàn bị đau thì cả chuồng ngựa đều bỏ ăn.Không những thế, câu tục ngữ còn mang tính ẩn dụ cao: "Một con ngựa" ám chỉ một thành viên trong một tập thể, còn "cả tàu" chính là cả tập thể. Vậy nên, câu tục ngữ còn được nâng lên một tầm cao mới, một lớp nghĩa cao hơn. Đó là khi một thành viên trong tập thể gặp hoạn nạn thì cả tâp thể đều lo lắng, bất an. Nhà thơ dân gian đã xây dựng câu tục ngữ trên nền chủ đạo là biện pháp đối: đối giữa từ "một" và "cả"; giữa số lượng từ ngữ ở hai vế trong câu; giữa nghĩa của chúng cũng như thanh điệu. Qua câu tục ngữ, ông bà ta đã khuyên con cháu phải biết gắn bó, yêu thương nhau; đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa.
Thế nhưng, vì sao ta phải sống yêu thương nhau. Thưa, bởi vì chúng ta là con người, chúng ta được Thượng đế đặc ân ban cho chúng ta trí khôn, ngôn ngữ riêng và đặc biệt là tình yêu thương. Nếu như chúng ta chỉ sống thực dụng, không biết yêu thương nhau thì chẳng khác nào lũ rô-bốt vô tri vô giác. Khi ấy, cả thế giớ chỉ còn lại những cỗ máy "cấp cao", chỉ còn chiến tranh, chết chóc. Thật kinh khủng! Câu tục ngữ đã khéo léo mượn hình ảnh "con ngựa"- tượng trưng cho loài vật , nhằm dạy cho ta biết rằng loài vật còn biết thương yêu nhau, huống gì chúng ta là con người thì tình yêu thương lại càng quan trọng hơn nữa. Không chỉ vậy, tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn ta thanh thản, cuộc sống thoải mái và ta sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng, giúp đỡ của mọi người.Ngoài câu tục ngữ trên đây, vẫn còn nhiều câu tục ngữ dạy ta phải biết yêu thương nhau: "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách", "Tay đứt ruột xót",…
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn những con người không có lòng yêu thương, sống vị kỷ, chỉ biết có mỗi bản thân. Mặt khác, có người không biết thương nười mà còn đi hại người, những thành phần này cần bị lên án và phải kịp thời sửa chữa khi chưa quá muộn.
Bên cạnh đó,tình yêu thương không chỉ tồn tại ở cửa miệng mà cần phải có hành động thực tiễn. Trong cuộc sống, thương người có thể là giúp đỡ nạn nhân gặp thiên tai, quyên tiền giúp đỡ người nghèo khổ,…Đối với học sinh chúng ta, tình yêu thương còn được thể hiện qua một cử chỉ hỏi han, quan tâm chăm sóc những người xung quanh mình. Và còn một điều quan trọng hơn hết, đó là hành động phải xuất phát từ tấm lòng, như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Riêng bản thân em, mỗi ngày em sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn, quan tâm những người xung quanh mình hơn để ngày càng trưởng thành và thực hiện đúng lời dạy của người xưa.
Qua câu tục ngữ trên, truyền thống đạo đức, vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được bộc lộ rõ nét. Ông bà xưa đã dạy bảo con cháu đời sau phải biết yêu thương nhau qua một lời nói nghệ thuật ngắn gọn, biện pháp ẩn dụ, đối được vận dụng một cách tài tình đã làm cho những triết lý khô khan trở nên dễ thuộc, dễ hiểu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×