Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích hiện tượng ngất và chết đột ngột bên bếp than và bếp ga bị dò gỉ? Vì sao khí cacbonoxit thì bị ngộ độc, muốn tránh ngộ độc bởi khí cacbonoxit thì phải làm gì?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.652
0
0
Phương Dung
16/11/2017 22:02:14
Giải thích hiện tượng ngất và chết đột ngột bên bếp than và bếp ga bị dò gỉ?​

-Vấn đề nguy hiểm xảy ra khi dùng bếp gas, bình gas trong phòng kín. Nếu do sơ suất gas rò rỉ ra ngoài hơi gas sẽ lan truyền, dâng từ dưới lên trên (vì nặng hơn không khí), choán chỗ, đẩy dần không khí ra ngoài, gây ngạt.

-Cũng tương tự, khí CO2 sinh ra sau khi gas cháy trong phòng kín, nếu không thông gió thích hợp sẽ tích luỹ dần, làm giảm nồng độ oxy trong không khí. Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đối với người sử dụng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Dung
16/11/2017 22:03:34
Hiện nay, loại gas trong các gia đình sử dụng có mùi đặc biệt, vì trong khí gas có ôxít các-bon (CO) 5-10%, thủ phạm gây ngộ độc khí gas. Nguyên nhân là do sau khi hít CO vào phổi, nó liền kết hợp ngay với hồng cầu trong máu, vì sức của nó mạnh hơn ôxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy.

Cơ thể sẽ bị trúng độc nhẹ với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức khi hít phải 5%oo CO trong không khí. Khi hít phải 1%o khí CO sẽ bị trúng độc vừa với biểu hiện mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím đỏ, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc đối với ánh sáng chậm.

Nạn nhân bị trúng độc khí CO nặng khi hít phải trên 5%o khí CO với triệu chứng hôn mê sâu, mất hết phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọc nước, có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, loạn mạch… thậm chí gây tử vong do các cơ quan nội tạng tê liệt.

Khi gặp người bị ngộ độc khí gas thì điều quan trọng nhất là lập tức mở các cửa sổ hoặc đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, để đầu nạn nhân ngả ra phía sau, duy trì đảm bảo thông đường hô hấp.Nếu nạn nhân có ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo chờ xe cấp cứu đến. Những người bị ngộ độc khí gas thể vừa cũng cần đến viện vì nếu không nhanh chóng trị liệu bằng ôxy cao áp thì sẽ để lại di chứng.Trong khi cấp cứu người bị ngộ độc khí gas thì cần tuyệt đối tránh không gọi điện thoại, hút thuốc, đóng mở các công tắc, cầu dao nguồn điện vì có thể gây ra tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas dễ xảy ra cháy nổ.
1
0
Trà Đặng
16/11/2017 22:04:06
khí cacbonoxit thì bị ngộ độc vì trong khí gas có ôxít các-bon (CO) 5-10%, thủ phạm gây ngộ độc khí gas .Nguyên nhân là do sau khi hít CO vào phổi, nó liền kết hợp ngay với hồng cầu trong máu, vì sức của nó mạnh hơn ôxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy. Cơ thể sẽ bị trúng độc nhẹ với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức khi hít phải 5%oo CO trong không khí. Khi hít phải 1%o khí CO sẽ bị trúng độc vừa với biểu hiện mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím đỏ, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc đối với ánh sáng chậm. Nạn nhân bị trúng độc khí CO nặng khi hít phải trên 5%o khí CO với triệu chứng hôn mê sâu, mất hết phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọc nước, có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, loạn mạch… thậm chí gây tử vong do các cơ quan nội tạng tê liệt.

Khi gặp người bị ngộ độc khí gas thì điều quan trọng nhất là lập tức mở các cửa sổ hoặc đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, để đầu nạn nhân ngả ra phía sau, duy trì đảm bảo thông đường hô hấp. Nếu nạn nhân có ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo chờ xe cấp cứu đến. Những người bị ngộ độc khí gas thể vừa cũng cần đến viện vì nếu không nhanh chóng trị liệu bằng ôxy cao áp thì sẽ để lại di chứng. Trong khi cấp cứu người bị ngộ độc khí gas thì cần tuyệt đối tránh không gọi điện thoại, hút thuốc, đóng mở các công tắc, cầu dao nguồn điện vì có thể gây ra tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas dễ xảy ra cháy nổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×