1. Giải thích nghĩa các thành ngữ sau:
a. Trăm voi ko đc bát nước xáo
Trăm voi không được bát nước xáo là một câu thành ngữ của Việt Nam, và các dị bản của nó như "Ba voi không được bát nước xáo", "Mười voi không được bát nước xáo", nhằm chỉ những người khoác lác, hứa hẹn nhiều, tưởng như chắc chắn nhưng kết quả chẳng có gì đáng kể.
Món xáo hay nước xáo là nước ninh xương và thịt động vật, khá nhừ, đặc và mềm ngọt. Câu thành ngữ với các từ chỉ số lượng ba, mười hay trăm chỉ số nhiều, con voi lại là con vật to lớn nhất nhì trong các loài muông thú, biểu trưng cho số lượng khổng lồ, vậy mà vẫn không được một bát nước xáo (số lượng rất ít) cho ra tấm ra món. Lối nói ngoa dụ được vận dụng triệt để tại đây nhằm toát lộ nghĩa bóng của câu. Tuy nhiên, lối phóng đại này cũng ít nhiều xuất phát từ sự liên tưởng ngôn ngữ học tới một vài quan điểm thực tế và có thể chia làm ba thuyết trong đó có hai thuyết gắn liền với phẩm chất thịt của loài voi.
- Thứ nhất, thịt và xương voi trong chế biến món ăn thường không được đánh giá cao, ít đậm đà ngon ngọt, và nước xáo thịt vốn chẳng mỡ màng riêu cua gì, trong như nước lã và nhạt như nước ốc vậy.
- Thứ hai, thịt voi trương nở mạnh trong nước khi nấu nên hút sạch nước, cho bao nhiêu nước cũng bị hút hết do đó không có nổi một nước xáo.
- Thuyết thứ ba gắn liền với câu chuyện về anh chàng hứa hẹn mua thịt voi về làm cỗ giỗ, không mua được nhưng về khoác lác là đòi mua đủ 100 voi nhưng trên rừng không có nên không mua
c. Đàn gảy tai trâu
ví việc làm uổng công vì đã đưa cái hay, cái đẹp đến với một đối tượng không có khả năng tiếp thu, không có khả năng thưởng thức
d. Mò kim đáy bể
ví việc tìm kiếm hết sức gian nan, khó nhọc và hầu như không có hi vọng thành công.
Đồng nghĩa: đáy bể mò kim, đáy biển mò kim, mò kim đáy bể
e. Xanh vỏ đỏ lòng
ví người có những biểu hiện bên ngoài trái ngược hẳn với bản chất (thường hàm ý chê).
f. Mẹ tròn con vuông
”Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về Âm, về người mẹ, còn trời thuộc về Dương, thuộc về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha Trời, mẹ Đất chính là vì vậy. Trong hình khắc mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ Đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”, một thành ngữ nói lên sự mong mỏi, coi như lời chúc tụng đốI với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợi, ko gặp rủi ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ, nó hoàn toàn khác với quan điểm tĩnh tại “Trời tròn đất vuông” của người Trung Hoa cổ đại.
Xem thêm (+)