Những đặc trưng cơ bản của quần thể
1.Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là ti lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nờ thường là 50 con đực/50 con cái Một ít loài động vật có xương sổng có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thườm cao hơn giống cái đôi chút.
Tỉ lệ giới tỉnh thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc và< sự từ vong không đồng đểu giữa cá thể đực và cái.
Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có sô lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thi đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng của chúng bằng nhau. Ngồng và vịt có ti lc đực/cái là 60/40. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm nărií sinh sản của quần thể.
2.Thành phần nhóm tuổi
Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mồi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau Bảng 47.2. Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi
Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phẩn nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi bao gổm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thê hiện sô lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thế hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Có ba dạng tháp tuổi(hình 47):
3.Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vi diện tích hay thể tích. Ví dụ :
- Mật độ cây bạch đàn : 625 cây/ha đồi.
- Mật độ sâu rau : 2 con/m2 ruộng rau.
- Mật độ chim sẻ : 10 con/ha đổng lúa.
- Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam/m3 nước ao.
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu ki sông của sinh vật. Mật độ quần thê tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào ; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh...