Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích vì sao văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945 lại hình thành nên đặc điểm: hiện đại hóa, phát triển nhanh chóng, phân hóa 2 bộ phận và nhiều xu hướng?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.800
5
0
nguyễn văn A
03/01/2018 21:15:11
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.
- Cơ sở xã hôi:
+ Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi.
+ Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp.
+ Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm.
+ Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi.
- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.
a. Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.
- Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.
- Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.
- Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế….
→ Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.
b. Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930
Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…; truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn…; thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..; kí: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ…đều phát triển.
c. Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945
Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu
Về thơ có phong trào thơ mới.
- Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn.
- Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,…
- Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,...
- Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,…
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
2.1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng:
- Xu hướng văn học lãng mạn:
+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.
+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo
+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.
- Xu hướng văn học hiện thực:
+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.
+ Đề tài: Những vấn đề xã hội
+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
2.2. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.
- Nội dung:
+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai
+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.
+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ
+ Chủ yếu là văn vần.
=> Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.
3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
- Văn học phát triển mau lẹ cả về số lượng và chất lượng
- Nguyên nhân:
+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
+ Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
+ Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
03/01/2018 21:15:34
Nguyên nhân:
+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
+ Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
+ Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống).
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
04/01/2018 13:18:18
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại thường gắn liền nước với vua vì chủ nghĩa tôn quân là tư tưởng chung của thời đại. Đến thơ văn của Phan Bội Châu, nước không còn gắn với vua nữa mà được gắn liễn với dân: “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Còn trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu và những nhà thơ cách mạng vô sản khác thì chủ nghĩa yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.

Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới: quan tâm tới những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than. Các nhà văn thuộc thế hệ từ 1930 đến 1945 không chỉ tố cáo áp bức bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

Cùng với thành tựu về nội dung tư tưởng, văn học thời kì này cũng đạt được những thành tựu to lớn về thể loại và ngôn ngữ văn học.

Thành tựu của các thể loại văn xuôi được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn.

Trước năm 1930, tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ xuất hiện chưa nhiều. Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được chỗ đứng của mình với hàng chục tác phẩm dày dặn, dựng lên được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ đầu thế kỉ XX với các nhân vật dường như thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Nhưng nhiều tác phẩm của ông còn mô phỏng cốt truyện của tiểu thuyết phương Tây, chưa thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi và cách kết thúc có hậu, một số nhân vật chủ yếu là minh hoạ cho quan điểm đạo đức. Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có tính bình dân, đậm chất Nam Bộ nhưng chưa đạt từ chuẩn mực của ngôn ngữ văn chương.

Đến đầu những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm xuất sắc của Nhất Linh, Khái Hưng đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới: cách dựng truyện tự nhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật được xem là trung tâm của tác phẩm, đời sống nội tâm của nhân vật được chú trọng và được phân tích, diễn tả tinh vi. Ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn giản dị, trong sáng, có khả năng diễn tả chính xác, tinh tế từ ý nghĩ tình cảm, cảm xúc đến cảm giác mong manh, mơ hồ nhất, tuy về sau lại trở thành kiểu cách, sáo mòn.

Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực tiếp tục đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên một tầm cao mới. Với quan niệm “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,... đã khai thác đề tài từ cuộc sống nhân dân, dựng nên những bức tranh hiện thực có tầm khái quát rộng lớn, phản ánh được phần nào những mâu thuẫn, xung đột chủ yếu của xã hội, khắc hoạ khá thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Các nhà tiểu thuyết hiện thực đã khai thác tiếng nói giàu có và đầy sức sống của nhân dân lao động. Đó là một thứ ngôn ngữ phong phú, vừa giản dị, trong sáng, vừa khoẻ khoắn, linh hoạt, mang hơi thở của đời sống.

Truyện ngắn thời kì này cũng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, nhất là giai đoạn 1930.– l945. Chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại phong phú và đặc sắc như thế: truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo mang tư tưởng sâu sắc, ý nghĩa khái quát rộng lớn với những trang miêu tả, phân tích tâm lí đạt tới trình độ bậc thầy của Nam Cao,... Chỉ sau hơn một thập niên, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn đặc sắc, trong đó một số truyện có thể coi là kiệt tác.

Phóng sự là một thể loại văn học mới ra đời từ đầu những năm 30. Thành tựu của phóng sự được ghi nhận trong những sáng tác của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến. Cùng với phóng sự, kịch nói cũng là một thể loại văn học mới. Gây được tiếng vang là những vở kịch ông Tây An Nam của Nam Xương, Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Ngã ba của Đoàn Phú Tứ, đặc biệt là Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tương. Bút kí, tuỳ bút cũng phát triển gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Tuân – một cây bút tài hoa, độc đáo – với những tác phẩm như Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi,...

Thơ ca thời kì này cũng phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn. Trong bộ phận văn học công khai, trước năm 1930, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời thi ca là Tản Đà. Ông là nhà thơ lớn, được mệnh danh là “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Cùng với Tản Đà là Á Nam Trần Tuấn Khải – nhà thơ tâm huyết với vận mệnh đất nước qua những bài thơ bộc lộ tâm sự thương nước, lo đời kín đáo mà sâu lắng, thiết tha. Từ đầu những năm 30, phong trào Thơ mới ra đời đã đem lại sự đổi thay sâu sắc cho nền thơ dân tộc với đội ngũ thi sĩ đông đảo, đa dạng về phong cách nghệ thuật. Do phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở bộ phận văn học không công khai, thơ ca là thể loại phát triển mạnh nhất. Khi bị địch bắt giam, các nhà yêu nước có thời gian dành cho nghệ thuật nhiều hơn. Chính vì thế, những tác phẩm hay nhất, đặc sắc nhất của họ lại thường là những bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh bị tù đày: Đó là thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Lương Văn Can, Lê Đại, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Đặng Xuân Thiều, Xuân Thuỷ,... và đặc biệt là của hai nhà thơ lớn Hồ Chí Minh và Tố Hữu.

Lí luận, phê bình văn học thời kì này cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Từ đầu những năm 30 đến năm 1945, một số nhà lí luận, phê bình chuyên nghiệp thật sự có tài năng như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan,... đã góp phần thúc đẩy nền văn học phát triển.

Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 không tránh khỏi những hạn chế về nhiều mặt. Nhưng những thành tựu của văn học thời kì này là hết sức to lớn, gắn liền với kết quả của cuộc cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Đây là thời kì văn học để lại nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có những tác phẩm xứng đáng là kiệt tác.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc: kế thừa tinh hoa truyền thống văn học dân tộc trong suốt mười thế kỉ, đồng thời mở ra một thời kì văn học mới – thời kì văn học hiện đại, có khả năng hội nhập với nền văn học của thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo