Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích ý nghĩa câu: Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Các bn giải thích nghĩa của câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" cho mình được không
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.907
12
0
Nguyên văn: "Thượng bất chính, hạ tất loạn". Nghĩa là bề trên như ( vua, quan, nhà cầm quyền) không quang minh, chính trực, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên! Câu này ý nhắc nhở những người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, trên lợi ích của cá nhân mình, thì đất nước mới ổn định không loạn lạc. Trong gia đình cũng vậy nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái, thì con cái sẽ bất mãn không nghe lời cha mẹ nữa, sẽ phản kháng lại hoặc bỏ đi.
Câu này chỉ ra nguyên nhân của sự phản loạn. Nên không đồng nghĩa với sự phản loạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
Nguyễn Trần Gia ...
21/01/2018 13:58:29

Câu thành ngữ "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", khởi đầu là một câu văn trong sách giáo khoa Nho học ngày xưa. Câu văn có 2 vế chính: Chủ ngữ và vị ngữ đối nhau. Vị ngữ khẳng định một mối quan hệ nhân quả của chủ ngữ nên vừa dễ nhớ lại vừa dễ thuộc.

Theo một số nhà Nho fhì cái hồn của câu văn là ở chữ "Chính". Trong cuốn "Hán Việt Tự điển của Thiểu Chửu-nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh (1997)" có hai chữ "Chính" (còn có âm đọc là Chánh) và có tới 15,16 ngữ nghĩa khác nhau. Nhưng dù ở ngữ nghĩa nào, ghép với từ ngữ, văn cảnh nào thì chữ "Chính" vẫn là cốt lõi, vẫn mang một giá trị nội dung thẩm mỹ cao đẹp về: Luật lệ Nhà nước.

Khuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, câu văn trên đã trở thành câu thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.

Trong cuốn "Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội (1995)" đã giải nghĩa "Thượng bất chính hạ tắc loạn" như sau: "Thượng: trên, hạ: dưới, bất chính: không ngay thẳng, tắc: thì, loạn: lộn xộn) - Người trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm chỉnh được".

Từ thực tế cuộc sống và xã hội đã cho hay: Phàm là một người trên. (Người có vai vế là trụ cột) trong một gia đình mà ăn ởkhông chính trực hoặc phẩm chất đạo đức hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu, đến mọi người trong nhà Thành ngữ Việt Nam có câu: "Dột từ nóc dột xuống" - Người trên mà hư hỏng thì lớp dưới coi thường. Khuôn phép gia phong không nghiêm. Luân thường đạo lý mai một:.. Nhãn tiền cho thấy: Trong một nhà mà ông bà, cha mẹ hư hỏng thì khó mà có được con cháu tử tế nên người. Khó mà có được nếp sổng đầm ấm thuận hoà. Về mối tương quan:

Gia đình còn là tế bào của xã hội sự việc tốt xấu tránh sao khỏi ảnh hưởng đến cộng đồng. Hơn nữa, nhân dân ta thường nói "Tề gia mới trị quốc, trong nhà mà còn lộn xộn thì nói chi đến việc đóng góp vào Quốc kế, Dân sinh...

Trong xã hội mà người trên không chính trực, làm bậy thì kỷ cương mất nghiêm, người cấp dưới sẽ khinh nhờn "Bởi trên ở chẳng chính ngôi-cho nên kẻ dưới chúng tôihỗn hào" (ca dao). Từ đó mà sinh ra lòng tà: Tham nhũng. cửa quyền quan liều, hà áp thường dân, gây lền lòng thất tín, phẫn nộ rồi dân chủ quá trớn đảo lộn ký cương "Tức nước vỡ bờ"... Quá trình phát triển xã hội đã cho thấy: Người có trọng trách. cầm cán cân công lý trong xã hội mà không công minh chính trực thì dân tình rối loạn.

Người chỉ huy mà không nghiêm thì quân hồi vô phèng. Người chủ quản kinh tế mà không thẳng thắn, minh bạch thì phá sản, thất nghiệp... vân vân và vân vân.

Người xưa có câu (Triều đình mà liêm chính thì đất nước yên bình; gia phong mà nền nếp thì thuận hoà, thịnh vượng). Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo làm công cuộc Cách mạng giải Phóng dân tộc và xây dựng đất nước, ngay từ ngày đâu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: Cần. Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư. Người cón giải thích rõ:

"...

- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Phải thấy rõ "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"

- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của, của dân, của nước, của bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to "không xa xỉ, không hoàng phí không bữa bãi".

- Liêm "Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân" liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham lam "Không tham địa vị. không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham ngườitâng bốc mình".

- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối với việc. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".

- Chí công vô tư: "Khi làm bất cứ việc gì, cũng đừng nghĩ đến mình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...". (Hồ Chí Minh toàn tập (5) trang 230-249; Hồ Chí Minh toàn tập (7) trang 256-257...).

Đó là những phẩm chất đạo đức cách mạng mà suốt đời Lãnh tụ Hồ Chí Minh hằng nhắc nhở, đôn đốc cán bộ, đảng viên phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đề có đủ nhân cách phục vụ Tố quốc, phục vụ nhân dân... Trước tình hình một số cán bộ, đảng viên đạo đức đang bị thoái hóa, không còn Liêm chính, Chí công vô tư, trước công cuộc cách mạng xây dựng đất nước, xây dựngmột xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh, câu thành ngữ "Thượng bất chính. hạ tắc loạn" vẫn như lời cảnh tỉnh về một chân lý tuyệt đối cho những người có vai vế là trụ cột trong gia đình, cho những người có trọng trách trước Đảng, trước dân..

2
2
Aikatsu
21/01/2018 14:29:47
cám ơn 2 bn
4
1
Quỳnh Anh Đỗ
21/01/2018 19:57:34

Tục ngữ có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, để đưa được ba từ “chống tham nhũng” về đúng nghĩa và có hiệu quả thì phải thực hiện một cuộc cách mạng đồng bộ từ trên xuống dưới. Xoá bỏ cơ chế xin cho, độc quyền, “tuốt” lại đạo đức và trách nhiệm của những người thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng. Còn không, những khẩu hiệu hô hào sáo rỗng, những giải pháp vụn vặt, chắp vá chỉ là thứ phấn son tô trét lên khuôn mặt những tên trộm đội lốt chính nghĩa mà thôi.

Tóm lại là các bác ấy vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa ăn cắp vừa la làng. Kinh tế đất nước ngày càng tụt hậu, ì ạch, èo uột. Ngân sách ngày càng thâm hụt, thủng đáy (nợ công hơn 60% GDP). Mạnh ai người ấy bòn, người ấy rút. Coi thường luân lý, pháp luật, không ai sợ bị trừng trị nữa. Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân, từ liều vacxin cỏn con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm. Ăn cầu, ăn đường, ăn bê tông cốt thép, ăn tài nguyên khoáng sản, đến rác thải và nhà vệ sinh công cộng cũng ăn nốt. Ăn kín, ăn hở, ăn nằm, ăn đứng, ăn công khai lộ liễu. Nhiều ông bụng to như cái trống vẫn còn thèm ăn. Ăn không chừa thứ gì, nhưng vẫn hàng ngày lanh lảnh, hảo sảng là phòng chống tham nhũng, bài trừ tham nhũng."

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×