Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu một vài nét về Trần Nhân Tông

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.650
5
1
Huyền Thu
06/08/2017 09:31:12
- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, là vua thứ ba triều Trần. Thuở nhỏ có tên là Trần Khâm.
- Ông là nhà vua anh hùng, tên tuổi và sự nghiệp gắn liên với cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288) đánh thắng giặc Mông Nguyên xâm lược.
- Năm 1299, ông truyền ngôi vua cho Trần Anh Tông, rồi lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) để tu Phật, sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất.
- Trần Nhân Tông còn là một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Trần để lại nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm. Những bài thơ như: “Thiên Trường vãn vọng”, “Hạnh Thiện Trường hành cung”; đặc biệt hai câu thơ sau đây từng được khắc sâu vào sử sách và hồn người:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu".
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).
Sử sách đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi Trần Nhân Tông là "vua hiền của nhà Trần".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ngoc Hai
06/08/2017 09:31:13
Ông là nhà vua anh hùng, tên tuổi và sự nghiệp gắn liên với cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288) đánh thắng giặc Mông Nguyên xâm lược.

Năm 1299, ông truyền ngôi vua cho Trần Anh Tông, rồi lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) để tu Phật, sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất.

Trần Nhân Tông còn là một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Trần để lại nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm. Những bài thơ như: “Thiên Trường vãn vọng”, “Hạnh Thiện Trường hành cung”; đặc biệt hai câu thơ sau đây từng được khắc sâu vào sử sách và hồn người:

"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu".
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).

Sử sách đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi Trần Nhân Tông là "vua hiền của nhà Trần".
4
0
Nguyễn Duy Mạnh
06/08/2017 09:42:18
Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động một lực lượng lớn (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 50 vạn người) tấn công Đại Việt. Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông–Nguyên vào năm 1287.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ ; nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
1
1
Na Bong Sun
06/08/2017 17:12:36
Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, là vua thứ ba triều Trần. Thuở nhỏ có tên là Trần Khâm. 
Ông là nhà vua anh hùng, tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và cuộc kháng chiến lần thứ ba ( 1288 ) đánh thắng giặc Mông Nguyên xâm lược.
Năm 1299, ông truyền ngôi vua cho Trần Anh Tông, rồi lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) để tu Phật, sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất.
Trần Nhân Tông còn là một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Trần để lại nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm. Những bài thơ như: "Thiên Trường vãn vọng" , "Hạnh Thiện Trường hành cung" ; đặc biệt hai câu thơ sau đây từng được khắc sâu vào sử sách và hồn người:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu". 
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).
Sử sách đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi Trần Nhân Tông là "vua hiền của nhà Trần".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×