Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hậu quả cảu việc giới trẻ sống ảo vì facebook

5 trả lời
Hỏi chi tiết
727
0
0
Vũ Phương Thảo
13/03/2018 22:10:03
Hậu quả từ việc sử dụng MXH không chỉ là những cái chết thương tâm. Nhiều người sa bẫy lừa đảo qua facebook chỉ vì tin vào “lời nói dối không hề chân thật” vốn đầy rẫy trên thế giới ảo. Có người mua thuốc trị bệnh qua mạng, kết quả là “tiền đội nón ra đi, bệnh ở lại”. Có người tin vào lời quảng cáo có cánh, đặt mua thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng gia dụng được cho là có xuất xứ từ Châu Âu, cuối cùng nhận về hàng nhái mà không biết kêu ai.
Ở góc độ nào đó, MXH cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích, nhưng cũng đem lại hệ lụy không mong đợi, một cách hữu ý hoặc vô tình. Một thông tin được đăng tải trên báo chí cho thấy “hơn một nửa số người trưởng thành sử dụng các dịch vụ MXH đã từng đăng tải thông tin cá nhân nhạy cảm và rất nhiều người chưa biết sử dụng chức năng bảo vệ quyền riêng tư”. Ở nước ta, đặc biệt là gần đây, trên nhiều trang mạng lớn tràn ngập hình ảnh phản cảm, những câu chuyện cướp, giết, hiếp được đưa lên với dụng ý lôi kéo số đông. Sự phản cảm có thể gây hiệu ứng tệ hại, làm cơ sở cho sự xuất hiện những trào lưu, xu hướng xấu.
Với những người trưởng thành, tư duy mạch lạc, sự chia sẻ hay tham dự vào MXH thường không để lại hậu quả. Người ta có thể sử dụng cụm từ “500 anh em”, “500 chị em” hay “Nói là làm” một cách hài hước, chỉ để góp vui. Nhưng với những người có sự hạn chế về mặt nhận thức, đặc biệt là vị thành niên và những người đang gặp bế tắc trong cuộc sống, sự chia sẻ có thể tạo ra những hiệu ứng khó lường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Quynh Anh
13/03/2018 22:10:46
Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện facebook là một trong những căn bệnh như thế – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.
Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook- một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại. Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbis, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.
Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng face quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hay cầm trên tay chếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share,…Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng vào face để cha sẻ niềm vui…Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiêu thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.
Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh chóng tới mức khó kiểm soát được. Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan phổ biến với những tác hại không hề nhỏ.
Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng được cắt giảm cho Facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi face quên nhiệm vụ? đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới.
Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook. Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người. Cứ thế, họ trở thành “ anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.
Đâu dừng lại ở đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt của mình. Mắt lúc nào cũng dán vào điên thoại, máy tính để online sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt và những bệnh nguy hiểm khác về mắt. Nhưng nguy hiểm hơn thế, một loạt những căn bệnh về thần kinh cũng được kéo theo: lo âu, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Bởi lẽ, người nghiện Facebook thường không có thời gian tương tác với thế giới thực. Vì thế, họ sẽ dễ rơi vào sợ hãi khi phải tiếp xúc với thế giới xung quanh, lâu dần sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe. Và chúng ta cũng không còn lạ gì nữa hình ảnh những bậc phụ huynh lo lắng đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khi đang trong tình trạng trầm cảm nặng nề vì nghiện Facebook. Chính cuộc sống quá gắn bó với Facebook khiến người ta trở nên chán ghét cuộc sống thực tại, thu mình trong thế giới ảo. Quá phụ thuộc vào nó nên khi thiếu, họ chán nản, họ trống rỗng, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi của bản thân. Thật đáng sợ trước một căn bệnh đang làm bào mòn lối sống, bào mòn thói quen của không ít người trong xã hội.
Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in…Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề. Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày. Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này.
Dù cho hôm nay, vấn đề nghiện facebook trở thành một đề tài nóng, nhiều bài báo, bài tuyên truyền về tác hại của hiện tượng này nhưng trên thực tế, rất ít người có đủ bản lĩnh thoát ra. Dó là vì sao? Nghiện Facebook cũng giống như ngiện rượu, nghiện ma túy vậy thôi,người nghiện Facebook luôn sống chết vì Facebook, cảm thấy thỏa mãn khi lướt Facebook và hụt hẫng,trống trải khi không thể online Facebook. Để rồi khi nhận ra thì đã quá lệ thuộc, khó dứt ra được. Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, đó là do các gia đình chưa có biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp đối với con em của mình. Bố mẹ mải kiếm tiền, lo toan, bươn trải cho cuộc sống mà quên mất việc giáo dục con cái. Mua máy tính cho con phục vụ nhu cầu học tập, nhưng đâu ngờ điều đó lại tạo điều kiện để con gắn bó, lệ thuộc vào Facebook. Về phía nhà trường cũng chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình. Các buổi hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và tác hại của facebook nói riêng còn ít và phần lớn chỉ mang tính hình thức.
Nhưng,nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook. Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được.
Dừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai.Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện,giáo dục con mình nhều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác. Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạc chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic…vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn! Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân…Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.
Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lự tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.
Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!
0
0
Ry
13/03/2018 22:18:49
tác hại của việc sống ảo :lơ là việc học , làm cho con người không còn phân biệt đung sai thật ảo ,quan hệ với mọi người xung quanh bị hạn hẹp,làm con người quên đi mọi thứ xung quanh , dẫn đến nghiện khi không được sử dụng thì cảm thấy chán nản trống rỗng ,nhiều người dẫn đến trầm cảm
0
0
Nguyễn Thành Trương
14/03/2018 08:25:49
Nếu ngày xưa người ta phải tốn rất nhiều thời gian để viết một bức thư và cũng phải đợi để nhận được lá thư đó. Thì ngày nay xã hội đang rất phát triển không ngoại trừ cả các phương tiện thông tin đại chúng. Do quá lạm dụng các ứng dụng rất tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo.
Sống ảo là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!..... và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạng chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn. Có nhiều bạn lại xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Và có hiện tượng phổ biến là tình yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo. Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
 
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/03/2018 12:43:23

Vài năm về trước, khi mạng xã hội như Facebook, Instagram chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì trào lưu sống ảo "dậy sóng" trong game online. Nhân vật trong game sống thay cho bạn, chiến đấu và làm việc theo sự điều khiển của người chơi. Họ khẳng định bản thân bằng những lần thăng cấp, bằng những trang bị khủng làm đối thủ phải ngưỡng mộ. Thành công và tiếng tăm của những nhân vật trong game cũng làm người chơi nổi tiếng hoặc ít nhất là có cảm giác mình hơn người khác.

Khi đó, game online kéo theo nhiều hệ lụy làm xã hội phải lên tiếng. Bên cạnh những vụ việc đau lòng như trộm cắp, gây thương tích cho người khác vì game online… thì những hậu quả vẫn giới hạn trong cộng đồng game. Và cộng đồng đó ngày nay đã nhường bước cho một cộng đồng lớn hơn rất nhiều gồm vô số mạng xã hội khác nhau kéo theo trào lưu sống ảo đó cũng bắt đầu một vòng quay với những hệ lụy mới.

Mạng xã hội cũng có những “phương tiện” làm người dùng cảm thấy mình được nổi tiếng là lượng like cho mỗi chia sẻ, lượng người theo dõi trang cá nhân… Ngày trước, một bạn trẻ nổi tiếng được gọi là hot boy, hot girl khi họ vừa sở hữu ngoại hình đẹp vừa năng động, học hành giỏi giang và tham gia vô số hoạt động. Ngày nay, để trở thành hot boy hoặc hot girl thì chỉ cần sở hữu lượng follow lớn là được.

Bên cạnh đó, để nổi tiếng và được theo dõi thì người dùng phải có cuộc sống “khác người” hay “hơn người”. Vì vậy những vật dụng hàng hiệu, đắt tiền hay những chuyến đi chơi xa hoa trở thành tiêu chuẩn định nghĩa bản thân. Bên cạnh đó còn có nhiều người “nhận vơ” các bức ảnh trên mạng xã hội là của mình rồi sau đó là những màn “vạch mặt” dở khóc dở cười.

Một trường hợp khác là bức ảnh của một cô gái đi spa cũng được ba cô nàng khác “nhận vơ”

Trường hợp của cô gái này càng làm dân mạng “ngã ngửa”. Cô nàng thường xuyên sử dụng ảnh khoe body đẹp của các cô gái ngoại quốc, ghép mặt mình vào đóvà khoe trên trang cá nhân. Thế nhưng sau khi bị vạch trần, cô gái đã xóa hết các bức ảnh nói trên
Một màn khoe vụng về khi lấy ảnh trên mạng để “minh họa” cho chuyến đi không có thật của mình

Họ khoe khoang hào nhoáng bằng cách “mượn” hình ảnh về đồ vật của người khác rồi tự cho là của mình, khi bị vạch mặt thường chọn cách đóng trang cá nhân, không giao lưu tiếp xúc với những người biết mánh khóe của mình. Tuy vậy, cũng có những trường hợp sống ảo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, công việc và đời tư của người khác, bị nhiều người lên án.

Một anh chàng chỉ vì đẹp trai mà bị một cô gái xa lạ… nhận làm người yêu. Ngay lập tức anh này phải đi thanh minh vì lo ngại ảnh hưởng đến bạn gái cùng gia đình

Nam thanh niên sống ảo khi xin chụp ảnh tự sướng chung sau đó đăng lên mạng xã hội rồi nói tất cả các cô gái đều là bạn gái mình. Bạn bè anh chàng lời qua tiếng lại làm cho những cô gái vốn không hề liên quan cũng bị chửi oan

Khác với những tác hại có thể nhìn thấy như của game online, tác hại của việc sống ảo âm thầm hơn và phá hoại tâm lý người dùng mạnh mẽ hơn. Đó là kiểu trừng phạt tập thể trên mạng xã hội mà dân mạng gọi là "ném đá". Một đối tượng khi bị "ném đá" thường chọn cách khóa trang cá nhân, rút lui vào vỏ bọc an toàn của mình, thậm chí nghỉ học hay chuyển trường.

Bỏ ngoài lề những màn “vạch mặt” gây xôn xao thì riêng việc sống ảo bình thường cũng đã gây ảnh hưởng đến người trẻ. Không ít nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc nghiện mạng xã hội và sống ảo làm người ta dễ rơi vào trầm cảm. Một bộ phận bạn trẻ chăm chú xây dựng cuộc sống hào nhoáng trên mạng xã hội để quên đi cuộc sống không mong muốn ngoài đời. Họ dùng những hình ảnh và câu chuyện tô vẽ để che đi sự tự ti, khiếm khuyết của bản thân mà chưa bao giờ họ thẳng thắn thừa nhận.

Bên cạnh đó, xuất phát từ việc tự ti đó khiến người trẻ trở nên tách biệt, bào mòn khả năng hòa nhập ở đời sống thật mà phụ thuộc quá nhiều vào những giá trị ảo như lượng like và follow. Mạng xã hội không hề xấu hay có hại, có chăng là người sử dụng chưa biết tận dụng đúng cách. Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật.

Còn những giá trị ảo mà bạn xây dựng trên mạng xã hội sẽ không giúp được gì nếu bạn không có năng lực đạt được. Vì vậy hãy thôi sống ảo, bắt đầu tin tưởng vào bản thân, hướng cuộc sống của bạn đến với những giá trị có ích cho bản thân và xã hội. Đừng để đến khi cuộc sống ảo hoàn toàn thay thế và làm chủ cuộc sống thật của bạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo