Bài thơ là lời tự thuật lại tâm trạng của con hổ bị nhốt trong củi sắt giữa vườn bách thú. Nó nói lên nỗi uất hận, chán chường vì bị mất tự do, bị giam cầm trong song sắt và nỗi nhớ tiếc, đau đớn vì nghĩ về quãng đời tự do trong quá khứ, từng được tự do tung hoành làm chúa tể sơn lâm. Nó khinh ghét, căm hờn tất cả. Mọi hiện thực đập vào mắt hổ ở vườn bách thú đều là những cảnh tầm thường giả dối đáng khinh. Tâm trạng của con hổ, cũng chính là tâm trạng của Thế Lữ, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ ( 1931-1935 ), cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dù chưa được định hướng rõ ràng.
Thế Lữ sáng tác bài thơ " Nhớ rừng" trong hoàn cảnh như thế đấy. Ông muốn mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để " thể hiện tâm sự u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.