Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giải thích câu tục ngữ: Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.058
2
1
doan man
01/04/2019 12:06:43

Thuốc trị bệnh có nhiều vị, tất phải có vị đắng. Vị đắng khó uống hơn vị ngọt, nhưng tan bệnh. Còn vị ngọt đánh lừa cái lưỡi chứ không khỏi bệnh được. Ý nói: Thuốc có vị đắng mới trị lành được bệnh.

Ở vùng nọ, có một lãnh chúa tàn ác, sống xa hoa. Vị lãnh chúa này thường thích ăn của ngọt và nghe những lời xúi bẩy. Một ngày kia, lãnh chúa bị bệnh thập tử nhất sinh, bèn cho tìm thầy lang giỏi nhất vùng đến chữa trị. Thầy lang thận trọng bắt mạch rồi bốc thuốc. Trong đơn thuốc, thầy cho một số vị đặc trị và nói với người nhà lãnh chúa rằng: ”Tôi cắt thuốc đây tuy khó uống một chút, nhưng mà lui bệnh”.

Thuốc sắc lên rồi, bưng đến cho lãnh chúa, lãnh chúa nhấm một ngụm thuốc, bỗng nhăn mặt rồi đổ cả bát thuốc đi mà rằng:

- Người này hại ta, thuốc gì mà đắng thế, giống như thuốc độc vậy.

Rồi hô người bắt thầy giam tống vào ngục.

Người nhà cho tìm thầy thuốc tiếp theo. Biết được tính của lãnh chúa, thầy này cắt thuốc chỉ bốc toàn vị ngọt, vị bổ như: Sâm, quế, cam thảo, táo tầu, nhục, quy… mà tuyệt không dám cho vị đắng. Lãnh chúa uống khen ngọt, cho là thầy lang giỏi. Nhưng uống đến chén thứ mười thì bệnh càng trầm trọng thêm. Bệnh di căn càng uống thuốc bổ càng phát, cho đến chén thứ mười hai thì qua đời.

Lãnh chúa chết, thầy lang cắt vị đắng trước đây được thả khỏi ngục, tiếp tục đi làm nghề.

Một lần, thầy lang được mời vào chữa bệnh cho vua. Yết kiến Hoàng hậu, thầy lang mới tâu rằng:

- Thần được triệu vào cung là nhờ ơn tiên đế nhưng chẳng lấy làm vui.

Hoàng hậu mới hỏi tại sao thì thầy lang thưa tiếp:

- Bệnh tình ở ngọc thể mà ra, thuốc là trị cái gốc, cái gốc không trị được thì thần cũng lại theo bệnh tiên đế mà đi. Nhưng xin được hỏi Hoàng hậu một câu: “Người có ưa nói thật không?”.

Hoàng hậu nhân từ trả lời rằng:

- Tất nhiên, lời nói thật khó nghe nhưng tránh được hiểm họa.

Thầy lang bèn nói:

- Vậy thuốc của thần chữa cho vua cũng như lời nói thật, tất phải có vị đắng, khó uống.

Hoàng hậu cho là thầy lang này có tâm bèn truyền chữa bệnh cho vua. Thuốc được sắc lên cho vua, nhiều vị đắng, vua uống khó nhọc lắm, nhưng đến thang thứ mười hai thì bệnh thuyên giảm, uống thêm vài thang, vua đi lại được.

Khỏi bệnh, nhà vua thưởng cho thầy lang nọ, rồi phong cho chức ngự y. Thầy lang từ chối, chỉ xin cho mình một cái chứng chỉ hành nghề, mong tránh được hiểm họa. Rồi từ đó, thầy lang đã đi khắp nước chữa bệnh cho muôn dân.

Có thể từ chuyện trên mà có câu thành ngữ trên và cũng có thể từ một kinh nghiệm chữa bệnh cắt thuốc mà người đời mới có thành ngữ trên để răn đời. Nhưng dù sao đi nữa thì bài học sinh động đến nay vẫn thường coi là chân lý “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nhưng dù có “khó nghe” và “mất lòng” đi nữa thì vẫn cần phải nói sự thật. Những người nói sự thật là những người có nhân cách, có thiện chí mong cho người khác và cho xã hội ngày thêm tốt đẹp, chứ chẳng như những người chỉ biết lấy lòng một cách rẻ tiền, hại người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thành Trương
01/04/2019 16:40:13

Trong kho tàng văn học nước nhà, ông cha ta có vô vàn câu tục ngữ để lại được nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều được đúc kết từ thực tiễn trong cuộc sống với những ý nghĩa sâu sắc và nhân văn. Có câu tục ngữ rất được nhiều người nhắc đến “thuốc đắng giã tật” một câu động viên nhưng cũng có nhiều hàm ý ẩn trong đó.

Mỗi người ai cũng phải trải qua những hôm ốm đau, bệnh tật, không ai khỏe mãi bao giờ được, chính vì vậy mà những phương thuốc dân gian giúp sức khỏe của chúng ta được bình phục, “thuốc đắng” thì mới “giã tật” mới khỏi bệnh được.

Thuốc là một dược liệu có thể là đông y hoặc tây y, nhằm giúp con người tạo ra một lớp đề kháng bảo vệ sức khỏe khỏi các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại, còn trong y học thuốc được định nghĩa là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc vacxin, sinh phẩm y tế.

Chỉ khi bị đau, bị ốm thì ta mới cần đến thuốc, bản chất của thuốc rất đắng nên con người rất sợ uống thuốc, thuốc càng đắng thì công dụng của nó càng nhiều , nhưng mỗi lần nhắc đến thuốc cảm giác đầu tiên đã thấy vị đắng trong miệng rồi, vị đắng của thuốc làm cho tâm lý người ốm cũng có chút ám ảnh. Chính vì nỗi sợ, và nắm bắt được những cảm nhận đó mà ông cha ta có câu “thuốc đắng giã tật” có một bộ phận người vì sợ mà bỏ qua bệnh tình, bảo là bệnh tự khỏi, chỉ có thuốc mới chữa trị khỏi căn bệnh của chúng ta, thuốc giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.

Ngày nay khi xã hội càng ngày càng phát triển có rất nhiều loại thuốc tây, có nhiều trường hợp phải kết hợp cả đông y và tây y mới chữa được bệnh, nhiều thuốc trị các bệnh, nhưng tính chất của thuốc là đắng vẫn không thay đổi. Nếu thuốc ngọt thì ai lúc nào cũng muốn uống rồi, đâu chờ khi có bệnh mới uống, thuốc chính là được tạo ra từ cây cỏ thiên nhiên có tác dụng trị bệnh. Có rất nhiều căn bệnh quái ác, người bệnh phải thật chăm chỉ uống thuốc thì mới khỏi hết bệnh được.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k