Ý tưởng "cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam" từ đoạn hai trở đi mới rõ. Dưới "bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn", hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ờ, lam làm, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng (hai trong ba việc hệ trọng : tậu trâu, cưới vợ, làm nhà), sinh ra và mất đi, "tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ". Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông tang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, niềm vui của trẻ thơ, phút khoan khoái của tuổi già, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian : "mái đình cổ kính", "nền văn hoá lâu đời", "đã từ lâu", "đời đời, kiếp kiếp", "đã mấy nghìn năm". Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử.