Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu một tình huống về việc tiết kiệm tiền của?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
4.770
10
5
NoName.2163
18/10/2016 02:28:51
Nhà em điều kiện kinh tế cũng khó khăn, gia đình cũng chỉ có chiếc xe máy cũ mua lại của người ta để đi chứ không có xe mới như những nhà khác. Dạo này bố em đang có ý định dành số tiền mà gia đình gom góp được để mua một chiếc xe máy mới, nhưng mẹ em thì không muốn thế. Mẹ bảo với bố là xe máy thì cái xe cũ kia vẫn còn đi được, trong khi nhà mình vẫn chưa xây được cái nhà tắm với nhà vệ sinh, mọi thứ đang còn tạm bợ. Vậy nên số tiền để dành mà muốn mua xe máy ấy thì để xây mới cái nhà vệ sinh với nhà tắm thì sẽ tốt hơn, để đời sống sinh hoạt và sức khỏe được đảm bảo. Em thấy mẹ nói cũng hợp lý và sau đó bố em cũng đồng tình với ý kiến của mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
6
nguyễn văn A
07/09/2017 21:55:28
Khi cách mạng thành công, trên cương vị của một Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ lối sống đơn giản, bình dị và vô cùng tiết kiệm. Sau cách mạng Tháng Tám, trước nạn đói rất nghiệm trọng, Người phát động phong trào sẻ áo, nhường cơm, mỗi người cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để góp gạo cứu dân nghèo và chính Người gương mẫu thực hiện.

Một lần Bác đọc trên báo Hà Nội mới có tin ở Hợp tác xã thủ công Ngũ Xã, Hà Nội chuẩn bị đúc tượng đồng bán thân Bác. Bác nói ngay với các đồng chí văn phòng yêu cầu dừng việc đó lại và dùng số tiền ấy xây thêm một phòng học cho các cháu học sinh. Lẽ thường, ai chẳng thích được người đời tôn sùng, có người còn bỏ tiền ra để đúc tượng, tạo dựng hình ảnh của mình trước thiên hạ. Nhưng với Bác điều đó đồng nghĩa với việc lãng phí, dùng tiền không đúng mục đích, mặc dù việc đúc tượng Bác là xuất phát từ tấm lòng kính yêu của mọi người dành cho Bác, nhưng Bác nhận thấy rằng đất nước còn khó khăn, nhân dân còn thiếu thốn, việc dùng số tiền ấy để xây dựng phòng học là việc hợp lý, đáng làm.

Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu, Bác hài lòng khen: “Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa trang trọng, các món ăn không thừa, không thiếu”. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ quán do tính toán không kỹ, khi chiêu đãi khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: “Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân, bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có miếng ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”.

Không chỉ tiết kiệm của công mà trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Bác cũng có ý thức rất tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Ngay từ bánh xà phòng Bác dùng cũng được để trong hộp nhựa, dưới để những viên sỏi nhỏ: sỏi sẽ hút nước làm xà phòng rắn lại, làm như thế sẽ lâu hết, tiết kiệm để cho các cháu gái vùng cao hàng tháng có xà phòng dùng. Những ngày hè oi bức, bác dùng chiếc quạt lá cọ do các đồng chí bảo vệ làm cho Bác, rất ít khi Bác dùng quạt điện, vì Bác muốn tiết kiệm dùng điện cho sản xuất, cho đời sống sinh hoạt của dân.

Vào dịp Quốc khách 2-9 hàng năm, Bác vẫn cho các đồng chí lãnh đạo bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm ngày lễ dù Bác biết việc làm này rất tốn kém. Ngày 31-8-1969, tình hình sức khoẻ của Bác rất xấu, các đồng chí tổ chức xin phép nghỉ ngày lễ 2-9 tới sẽ không bắn pháo hoa, nhưng Bác không đồng ý vì Bác tâm niệm “bắn pháo hoa để nhân dân vui”. Bác hiểu ngày Quốc khánh trọng đại là thành quả của nhân dân. Làm lễ lớn để kỷ niệm cũng chính là cổ vũ tinh thần, giúp nhân dân hăng hái học tập, sản xuất và chiến đấu, xây dựng đất nước.

Qua câu chuyện tôi vừa kể, chúng ta thấy: theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn,“không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, để cải thiện đời sống nhân dân. Bác coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của một đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Người còn chỉ rõ: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”.

Bản thân tôi cũng như quý vị đều nhận ra rằng: trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt cũ, viên gạch sưởi lưng,… và cả ý thức tiết kiệm trong câu chuyện tôi vừa kể. Bác làm vậy, không phải hạ mình cho khổ sở mà Bác muốn nêu gương cho mọi người về đạo đức, nhân cách của một nhà cách mạng chân chính trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, còn gian nan, vất vả. Mỗi chúng ta cần nghiêm túc tự suy ngẫm lại bản thân mình, phải ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, rèn mình, đặc biệt là rèn ý thức thực hành tiết kiệm. Với mỗi chúng ta, theo tôi, thực sự việc đó không phải là một việc khó khăn mấy. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình, nhưng thật sự chữ "kiệm" ấy chúng ta luôn luôn bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không còn sử dụng, đó chính là tiết kiệm; biết giữ gìn tài sản của công đó chính là tiết kiệm; luôn luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết, đó cũng chính là tiết kiệm. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó dường như vẫn chưa đủ, không chỉ một người mà phải nhiều người, không chỉ một nhà mà phải nhiều nhà, không chỉ một nơi mà phải nhiều nơi...người người, nhà nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm thì một tương lai "dân giàu, nước mạnh" thật sự không còn xa nữa. Vì vậy, mỗi chúng ta đều phải tự nhắc nhở mình và những người bên cạnh mình thực hiện tiết kiệm.

Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới nên thực hành tiết kiệm là một việc làm càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta cần phải biết tiết kiệm điện, tiết kiệm nước sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm thời gian không lao vào những trò chơi, việc làm vô bổ, giảm bớt chi tiêu cho những việc không cần thiết, biết đấu tranh chống xa hoa, lãng phí, biết chia sẻ tiết kiệm cùng mọi người, giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn, hoạn nạn,….Có như vậy, toàn dân ta, đất nước ta sẽ là một dân tộc biết cần, kiệm, giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, ngày càng hướng tới văn minh, tiến bộ đặc sắc của nhân loại.
5
4
Tường Vi
14/09/2017 12:25:06
Mẹ cho 10 nghìn ăn sáng, ăn 5 nghìn để dành 5 nghìn bỏ vào con lợn đất đẻ dành làm những việc khác mà ko cần xin tiền mẹ
5
3
nguyễn văn A
20/09/2017 20:01:05
mẹ cho em tiền để mua giày nhưng em không mua đôi giày quá đắt mà em sẽ chọn đôi đơn giản, rẻ tiền , còn thừa thì mang về trả mẹ 
1
5
NoName.82681
25/09/2017 18:35:24
hay neu mot vai viec lam the hien viec tiet kiem cua em o gia dinh, o nha truong va ngoai xa hoi
1
2
Dang ngoc nhu y
12/12/2017 21:01:28
Vao mua lu ban co the quyen gop tien trong lop hoac do dung nho thay co gui toi may ban o mua lu de gop phan giup ich cho dan ta .
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Đạo đức Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư