LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tìm hiểu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 vị anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.587
18
10
Deano
18/12/2017 18:10:11

Tiểu sử
Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Cù Khắc Nhượng, mẹ là bà Hồ Thị Hạ. Anh là con thứ ba và là con út. Mẹ mất khi anh mới 4 tuổi. Sau đó cha anh tục huyền với bà Hồ Thị Hoe và sinh hạ tiếp 4 người con nữa. Gia đình nghèo, từ nhỏ anh phải lao động vất vả để giúp đỡ sinh kế cho gia đình. Thuở nhỏ, anh còn có tên là "cu Nâu".
3. Cuộc đời chiến đấu
Với lập trường ủng hộ dân nghèo, Việt Minh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân nghèo Việt Nam thời bấy giờ, trong đó có cả Cù Chính Lan. Anh tham gia cướp chính quyền và tham gia đội du kích xã của Việt Minh năm 1945.
Năm 1946, quân Pháp nổ súng tái chiếm Bán đảo Đông Dương. Anh xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946, trở thành chiến sĩ liên lạc, lên dần đến chức vụ tiểu đội trưởng bộ binh. Anh được bạn đồng đội nhận xét là một người dũng cảm, táo bạo, mưu trí trong chiến đấu. Anh từng nổi tiếng với thành tích với 1 lưỡi dao cùn bắt sống được một binh sĩ Pháp và cướp được một khẩu tiểu liên, được tặng Huân chương Chiến công vì thành tích "tay không bắt giặc" này.
Tại Chiến dịch Hòa Bình, trong một trận phục kích trên đường số 6 tại Giang Mỗ (Hòa Bình) ngày 7 tháng 12 năm 1951, do bị lộ trận địa, quân Pháp phản kích dữ đội. Anh là người đi sau cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế đối phương cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm người bị thương, đưa được ba đồng đội trở về đơn vị an toàn.
Ngày 13 tháng 12 năm 1951, đơn vị lại bố trí phục kích quân Pháp lần thứ 2 tại Giang Mỗ. Bất ngờ có một xe tăng Pháp tiếp viện, bắn dữ dội vào đội hình, chặn đường rút và làm nhiều lính Việt Minh thương vong. Cù Chính Lan xông lên, nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nh­ưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung l­ưu đạn đến cho mình rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, lính tăng Pháp nhặt l­ựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng. Thời cơ diệt xe tăng ngay trư­ớc mắt, Cù Chính Lan dũng cảm mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ diệt hết lính tăng trong xe, chiếc xe dừng lại tại chỗ, tạo điều kiện cho đồng đội hoàn thành nhiệm vụ[2]. Do thành tích này, anh được tuyên dương trước đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Ngày 29 tháng 12 năm 1951, đơn vị anh được lệnh đánh đồn Gô Tô (Hòa Bình). Tiểu đội anh được giao nhiệm vụ mở cửa hàng rào cho đại quân tấn công. Dù bị thương nặng 3 lần, anh vẫn cố gắng tham gia chiến đấu cho đến khi tử thương do mất máu.
Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất tháng 5 năm 1952, anh được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất[2]. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, anh được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Dấu ấn của anh
Hiện nay tên của anh được đặt cho nhiều đường phố là "phố Cù Chính Lan" thuộc phường Khương Mai - Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Cù Chính Lan ở phường Nam Lý (nối đường Nguyễn Thái Học với đường Nguyễn Tri Phương) và các đường Cù Chính Lan ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thành phố Hòa Bình, thành phố Ninh Bình, thành phố Nam Định.
Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của Cù Chính Lan hiện nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Xác chiếc xe tăng hiện vật chính của di tích nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: "B2885498USA". Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hoà Bình đư­ợc xây cất chu đáo, khang trang, giữa bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vành ngoài bia ốp gạch màu nâu nhạt. Mặt trư­ớc bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng: "Liệt sĩ Cù Chính Lan, Anh hùng quân đội".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
10
đầu gỗ
18/12/2017 18:12:20
Năm 1946 đến năm 1952, Nguyễn Thị Chiên tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (nay là thị trấn Thanh Nê) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề... Bà đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt 15 quân địch.

Tháng 4 năm 1950, trong khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị quân địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi. Nhưng bà vẫn trung thành, không khai báo.

Tháng 10 năm 1951, trong một trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà đã bắn bị thương 1 quân địch, bắt sống 6 lính địch, thu được 4 súng

Tháng 12 năm 1951, khi quân đội Pháp lùng sục vào làng, Bà đã chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 lính Pháp.

Năm 1952, Nguyễn Thị Chiên được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Chiên về công tác tại Quân khu Thủ đô. Bà được phong quân hàm trung tá năm vào năm 1984
12
5
đầu gỗ
18/12/2017 18:15:15

Năm 1946 đến năm 1952, Nguyễn Thị Chiên tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (nay là thị trấn Thanh Nê) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề... Bà đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt 15 quân địch [1][2].

Tháng 4 năm 1950, trong khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị quân địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi. Nhưng bà vẫn trung thành, không khai báo [1].

Tháng 10 năm 1951, trong một trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà đã bắn bị thương 1 quân địch, bắt sống 6 lính địch, thu được 4 súng

Tháng 12 năm 1951, khi quân đội Pháp lùng sục vào làng, Bà đã chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 lính Pháp [3].

Năm 1952, Nguyễn Thị Chiên được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[3].

Sau kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Chiên về công tác tại Quân khu Thủ đô. Bà được phong quân hàm trung tá năm vào năm 1984

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư