+ Nguyên nhân:
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng sai lệch chuẩn mực có tính phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này không chỉ có yếu tố khách quan nói trên mà nó còn những yếu tố chủ quan của chủ thể tham gia vào tệ nạn xã hội. Các yếu tố chủ quan đó bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, ý thức, tư tưởng.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm qua, đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được đồng bộ. Hiện tượng văn bản pháp luật chồng chéo tạo khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia vào tham gia vào các tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe phòng ngừa. Việc sử lý hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc sinh viên vẫn tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tâm lý xem thường pháp luật và sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.
Thứ hai, do tệ nạn xã hội mang tính phổ biến nên dư luận xã hội về nó đôi khi thờ ơ để mặc cho tệ nạn xã hội phát triển.
Tệ nạn xã hội là chủ đề thu hút được sự quan tâm đông đảo các tầng lớp xã hội. Xét về bản chất, tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch tiêu cực, thể hiện thái độ lệch lạc, coi thường các giá trị truyên thống đạo lý, xem nhẹ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Nó đã và đang là những vấn nạn gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời là mối bận tâm của mỗi con người chúng ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học – kỹ thuật là sự thay đổi của xã hội. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất vào giới học sinh, sinh viên; làm phát sinh nhiều hơn những tệ nạn xã hội trong sinh viên.
Thứ ba, Theo kết quả điều tra của chúng tôi, 81% sinh viên được hỏi cho rằng internet có ảnh hưởng lớn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay. Như sự phát triển của internet cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các tệ nạn xã hội với những mặt trái của nó như: web đen, game bạo lực… Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần sinh viên, qua đó dẫn đến tình trạng sinh viên dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
+ Cách phòng chống:
Trách nhiệm to lớn nhất trước hết nằm ở chính chúng ta. Mỗi người phải tự nâng cao ý thức cá nhân, tự mình tìm hiểu và những mối nguy hại to lớn của tệ nạn xã hội để biết cách phòng tránh, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà trường, địa phương, xã hội, không nên xa lánh mà hay giúp đỡ hòa đồng với những người đã mắc vào tệ nạn xã hội, vận động mọi người phòng chống các tệ nạn xã hội. Mỗi cá nhân – ai ai cũng có những suy nghĩ tốt đẹp, những nghĩa cử cao cả thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao !!!
Thế hệ trẻ chúng ta cũng hãy gắng sức xây dựng nền tảng gia đình vững chắc bằng những hành động : yêu thương người thân ruột thịt, vận động cho họ tránh xa những tệ nạn xã hội, sống có trách nhiệm với nhau hơn…Chỉ cần những hạt hân được phát triển tốt thì nhất định sẽ hình thành một xã hội tốt đẹp.