-Trạng ngữ (TrN) do từ, cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ tạo thành. Quan hệ giữa TrN và nòng cốt câu có thể dẫn nhập bằng quan hệ từ hoặc dẫn nhập trực tiếp, không cần quan hệ từ.
-TrN thường đứng đầu câu; khi đứng cuối hay giữa câu, TrN phải được ngăn cách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy (khi viết) và quãng ngắt hơi (khi nói, đọc).
Mỗi TrN có thể do 1 từ hoặc do nhiều từ ngữ tạo thành.
-Câu có thể có 1, nhiều hoặc không có TrN.
-TrN thường có cấu tạo là một/(những) cụm từ: cụm giới từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ; TrN cũng có thể là một từ.
-TrN có vị trí khá linh hoạt, có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc giữa câu, thường gặp nhất là TrN đứng đầu câu.
-Về mặt cấu tạo, thành phần phụ của câu (trong đó có TrN) có thể là một từ hoặc là một cụm từ đẳng lập hay chính phụ. Khi bộ phận phụ thuộc này phát triển lên thành cụm từ chủ-vị, thì nó là một vế câu ghép chính phụ, trừ cụm chủ vị có quan hệ bộ phận-chỉnh thể với yếu tố trong nòng cốt câu.
-TrN thường đứng trước nòng cốt câu, tuy nhiên vẫn gặp nó sau nòng cốt câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trong 2 trường hợp sau, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng ngữ điệu khi nói, bằng dấu phẩy khi viết và có thể kèm một kết từ (quan hệ từ) thích hợp.