Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy vẽ bảng phân loại động từ


 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.494
2
0
Huyền Thu
18/12/2017 20:45:20

Động từ( động từ ): động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ :
– Đi, chạy ,nhảy,… (động từ chỉ hoạt động )
– Vui, buồn, giận, … (động từ chỉ trạng thái )
* Mấy lưu ý về động từ chỉ trạng thái:
– Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là : nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong TV có một số loại động từ chỉ trạng thái sau :
+ động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…
+ động từ chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…
+ động từ chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…
+ động từ chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…
* Theo các r  kẻ bảng theo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
19/12/2017 12:56:01
Động từ độc lập là động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu. Ví dụ: đi, làm, chạy, nhảy, múa.
Động từ độc lập có thể được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như: động từ biểu thị hành động/hoạt động, động từ biểu thị trạng thái, động từ biểu thị tư thế, động từ biểu thị quá trình…
Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:
– Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.
– Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.
Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói: Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)
Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ.
+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.
+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.
Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đường → Đường đang bị họ đào.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, một số động từ có thể vừa mang tính chất nội động vừa mang tính chất ngoại động. Ví dụ: Động từ đi, chạy về nguyên tắc không phải là ngoại động từ nhưng người Việt vẫn sử dụng như là một ngoại động từ (ví dụ: “Nó đi quân mã để ra xe cho nhanh.”, hoặc: “Hai vợ chồng đang bận chạy trường tốt cho con.”
0
0
Tạ Tuấn Thiện
09/12/2019 00:10:20
a mũ n
 
0
0
Tạ Tuấn Thiện
09/12/2019 00:11:04
Toan 6
0
0
Tạ Tuấn Thiện
09/12/2019 00:12:09
a mũ n
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư