LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của tác giả được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian

2 trả lời
Hỏi chi tiết
14.740
5
14
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/03/2017 20:53:45
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
– Leo lên đỉnh cao: chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao.
– Các em nhìn ngắm thế giới: quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh.
– Thế giới nhận ra các em: được mọi người ghi nhận.
=> Câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn.
2. Phân tích:
a/ Vì sao khi vươn lên đỉnh cao, các em có thể nhìn ngắm thế giới và nên coi đó là mục đích của việc chinh phục những đỉnh
cao?
– Những đỉnh cao trong cuộc sống (đỉnh cao địa lí, đỉnh cao tri thức, tâm hồn, trí tuệ…) không có đỉnh cao nào là dễ dàng chinh
phục; để vượt qua nó, chúng ta phải được trang bị rất nhiều tri thức, kĩ năng và có ý chí mạnh mẽ, kiên cường, lòng quyết tâm
cao độ. Khi lên tới đỉnh cao, ta sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới.
– Mỗi hành trình đều chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị mà đi đến tận cùng ta sẽ nhận ra nó, giúp ta mở mang thêm kiến thức. Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng hơn, khái quát và chính xác cao hơn.
– Nhìn ngắm thế giới là công việc phải làm hàng ngày nếu muốn tiến bộ, muốn phát triển bởi cuộc sống không ngừng vận động. Vì vậy, cần coi đó là cái đích của việc chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.
b/ Leo lên đỉnh cao không phải để “thế giới nhận ra các em” vì:
– Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức
vươn lên nữa.
3. Bàn luận, mở rộng:
(Làm thế nào để “leo tới đỉnh cao”?)
– Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng.
– Tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ.
– Khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân.
4. Bài học và liên hệ bản thân:
– Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận hưởng, khám phá trọn vẹn.
– Liên hệ bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
Nguyễn anh thư
03/03/2021 08:52:04
Theo tôi nghĩ và tôi hiểu là có hai hình thức học tập: học theo trường lớp và tự học. Học theo trường lớp là cách học tập có hệ thống, học dưới sự giảng dạy của thầy theo một chương trình nhất định. Bởi vậy nhân dân ta mới có những câu tục ngữ. câu ca: “Không thầy đố mày làm nên:, “Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ phái yêu kính thầy". Những câu ca dân gian ấy đã nói lên tầm quan trọng cùa việc học tập theo trường lớp và tình cảm “tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.

Từ tuổi ấu thơ được cắp sách đến trường học tập là một điều hạnh phúc nhất. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, bài kí Cổng trường mở ra của Lý Lan đã cho ta thấy rõ niềm sung sướng hạnh phúc của tuổi thơ là được đi học.

Ngoài việc cắp sách đến trường học tập còn có hình thức tự học. Có người thất học từ thuở bé nhưng nhờ tự học mà làm được bao việc tốt. đẹp. Có người vì lí do nào đó mà việc học hành dở dang nên phải tự học. Ê-đi-xơn chưa được học cấp II mà trở thành nhà sáng chế phát minh lừng danh nước Mĩ trong thế ki XIX. đâu phải do thần linh phù trợ mà chính là do ông miệt mài tự học và lao động sáng tạo, Bin-ghết chưa học hết chương trình đại học, không phải là tiến sĩ giáo sư thế mà ông trở thành tỉ phú, trở thành “vua máy tính”. Báo chí gần đây cho biết bao chuyện “lạ” về nhân vật thần kì này. ông Lũy, một nông dân Nam Bộ chỉ học cấp I mà biết “dời nhà”, có thể di chuyển những đình chùa, công trình, biệt thự... từ vị trí này qua vị trí khác mà các kĩ sư không làm được, tài năng đó là do tự học mà có.

Tự học rất có ích vì nhờ tự học mà phát triển tài năng, nhờ tự học mà mở rộng kiến thức, đúc rút kinh nghiệm, biến lí thuyết, kiến thức sách vớ thành kĩ năng, kĩ xảo. Cuộc sống thực tế, cuộc đời rộng lớn là quyển sách quý nhất cho bất cứ ai. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là lời nhắc nhở của dân gian, nói về lợi ích của việc tự học. Phương châm học với hành đi đôi, học tập gắn liền với lao động sản xuất , xét cho cùng là đề cao việc tự học.

Tự học là niềm thích thú. say mê. Đọc sách là hình thức tự học. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức sâu rộng, “học một, biết mười", tầm mắt được mở mang. Đọc các truyện lịch sử mà ta biết được những trang sử vàng của dân tộc. Đọc sách du kí, mà ta cảm thây tự tin hơn mỗi khi bình minh cắp sách tới trường. Học ban ngày ớ trường, nhưng đêm về học sinh phải tự học. Câu thơ của Nguyễn Trải được nhiều người hay nhắc đến:

Án sách cây đèn, hai bạn cũ.

Đêm đêm chong đèn đọc sách mới biết tự học. Sau khi làm được một bài toán khó, làm được bài văn vừa ý. dịch được một bài tiếng Anh, em thấy vô cùng thú vị và sung sướng. Biển học rộng bao la. “Nhà bác học cũng phải học” lời nhắc nhở ấy làm cho ta hiểu sâu sắc hơn lợi ích và hứng thú của công việc tự học!

Học thầy, học bạn, học trong cuộc sống, tự học... mới thành người có ích. Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức, nên mỗi chúng ta càng cần phải biết không ngừng học tập, chuyên cần tự học.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư