Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Câu thơ là lời tâm sự, tâm tình, "tôi" không nói về quê hương và hoàn cảnh riêng của "tôi" mà nói với "anh" về quê "anh" về gia đình "anh". Là đồng đội, là "đôi tri kỷ", "tôi" biết "anh" ra đi để lại sau lưng mình biết bao sự níu kéo : ruộng nương phải gửi bạn, nhà cửa mặc kệ gió lay, và biết bao người thân chờ mong thương nhớ. "Tôi" biết, xuất thân từ nông dân "anh" coi trọng như thế nào mảnh ruộng của mình, căn nhà của mình, vì đó là những tài sản lớn nhất mà cả đời đổ mồ hôi nước mắt mới có được và cao hơn người nông dân vốn rất trọng tình cảm ruột thịt, thân thương. Thế nhưng về nghĩa lớn của dân tộc "anh" và "tôi" đã trở thành đồng chí. Tuy là "đôi người xa lạ", "tự phương trời" đến với nhau, nhưng những người đồng đội này rất hiểu nhau, biết về nhau rất tường tận. Như vậy, trước khi trở thành đồng chí thực sự, họ đã có sự đồng cảm sâu sắc; trước khi hợp tác với nhau họ đã rất hiểu về nhau. Hiểu nhau là biểu hiện đầu tiên của tình người