Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện nay, ở lớp ta có một hiện tượng nhiều bạn học sinh học tập chưa tích cực. Em hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.963
7
7
Bạch Ca
15/01/2018 21:30:18
Cha ông ta có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” dùng để khuyên con cháu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học điều này được thể hiện qua kho tàng cao dao dân ca tục ngữ với nhiều câu ca dao hay, ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên, đáng buồn thay một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng lười học, mải mê vui chơi mà xao nhãng nhiệm vụ chính của mình.

Đứng trước đại công nghệ số tri thức là điều vô cùng cần thiết để các em bước vào đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà một bộ phận học sinh lơ là lười học? Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là do lười nhác những chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, và tương lai của mình khiến cho các em bước tiếp lên con đường của mình trong tương lai. Chính nguyên nhân mông lung này khiến cho các em dễ bị sa ngã vào những trò vô bổ, không có ước mơ để phấn đấu.

Đừng trước guồng xoay của cuộc sống nhiều gia đình quá coi trọng đồng tiền mà lơ là con cái. Đề bù đắp con cái sự thiệt thòi các cha mẹ thường nuông chiều con quá mức. Hoặc có trường hợp ngược lại thì cha mẹ lại ép con học quá nhiều để theo đuổi kỳ vọng của riêng mình khiến cho các em trở nên mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Áp lực học tập từ khối kiến thức khổng lồ do chương trình học, cùng lối giảng dạy chưa có sức hấp dẫn với học sinh thế hệ mới khiến cho nhiều em chán nản và lơ là việc học.

Chúng ta đã và đang sống trong sự thay đổi của toàn cầu vì vậy tri thức là điều cực kỳ quan trọng. Các em lười học mải chơi ngày hôm nay tương lại các em sẽ mất đi rất nhiều thứ. Không còn hứng thú học các em dễ sa ngã vào trò chơi điện tử,nghiêm trọng hơn là hút cần ma túy đá, bóng cười… sẽ dễ dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đây đạo đức của các em sẽ đi xuống, hạnh phúc gia đình có thể vì thế mà bị ảnh hưởng.

Ông bà cũng đã từng nói “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” có lẽ là câu nói tuy thô sơ nhưng thể hiện rằng bên cạch sự thông minh, thì sự cần cù siêng niêng vậy mà lớp học sinh hiện giờ đang rất thiếu. Vậy làm thế nào để học sinh xây dựng có ham mê học tập và định hướng được tương lại.

Việc đầu tiên chính là hãy tìm cho mình những ước mơ và dự định trong tương lai. Hãy nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Minh yêu thích nghề gì, học gì và làm gì trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy tập trung vào những môn học mình yêu thích trước để có được hứng thú học và từ đó sẽ tiếp tục chinh phục các môn khó hơn. Tiếp theo hãy xác định ước mơ, đam mê của mình để có thể học tập dần các kiến thức hữu ích cho mình trong tương lai.

Gia đình là một yêu tố quan trọng quyết định đến tương lai của các em. Vì vậy, thay vì nhồi nhét bắt các em học hãy cùng nhau các em học tập và định hướng ước mơ cho em. Các em cần hiểu vị trí của việc học và những ý nghĩa quan trọng của việc học đối với tương lai nếu chỉ gương em các em đi học sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.

Các thầy cô cần thường xuyên thay đổi các dạy học để khơi gợi sự hứng thú trong các em. Những giờ học đi đối với “hành” sẽ giúp các em dễ tiếp thu và gợi sự hấp dẫn với các em tiếp học đọc chép. Bộ giáo dục cần xem xét giảm tải chương trinh học để phù hợp với các em. Cần xây dựng những chương trình hướng nghiệp để các em có những dự định trong tương lại từ đó trau dồi những kiến thức hữu ích trong tương lai.

Nhà bác học Le –Nin từng nói “học học nữa học mãi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học là học cả đời. Nó không chỉ là việc của mỗi người mà còn ảnh hướng nhiều đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Vì tuổi trẻ chẳng thắm lại hai lần hãy cố gắng chăm chỉ học tập để có nền móng vững chắc trong tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
4
linh's chi'ss
15/01/2018 21:40:32
Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.
Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.

Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.
Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.
Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.
Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.
Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.
Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.
Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.
Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.
Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!
Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.
Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:
'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao
2
5
Trịnh Quang Đức
15/01/2018 21:44:07
'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.
Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.

Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.
Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.
Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.
Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. 
Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.
Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.
Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.
Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.
Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!
Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.
Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:
'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao'

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo