LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Sự ra đời, mục đích, nguyên tắ hoạt động?

giai giup em bai nay de cuong dia li
7 trả lời
Hỏi chi tiết
528
0
0
Đặng Đình Đức
03/05/2019 20:10:34
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc giatrong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Đình Đức
03/05/2019 20:11:12
mục đích:nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên
0
0
Đặng Đình Đức
03/05/2019 20:11:38
ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0
0
Đặng Đình Đức
03/05/2019 20:12:11
* Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.
- Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)
=> ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
1
0
doan man
03/05/2019 20:34:40
câu 1.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:
Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng
Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu họat động :
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
1
0
doan man
03/05/2019 20:37:03
câu 2.
Đặc điểm chung của KHVN:
1. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tính chất nhiệt đới (d/c)
- Tính chất ẩm (d/c)
- Tính chất gió mùa (d/c)
2. Khí hậu VN có sự phân hóa đa dạng
- Phân hóa theo vĩ tuyến BN ( miền khí hậu phía B, miền khí hậu phía N?)
- Phân hóa theo kinh tuyến
- Phân hóa theo đai cao
- Phân hóa theo điều kiện nhiệt - ẩm.
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
1
0
doan man
03/05/2019 20:43:49
câu 6.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng. Cải tạp đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn; bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Bảo vệ tài nguyên rừng
Ngày nay rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, phổ biến là kiểu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc tràng cỏ khô cằn. Có tới mười triệu ha đất trống đồi trọc do bị mất rừng. Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp, hiện nay chi đạt 35-38% diện tích đất tự nhiên. Chất lượng rừng giảm sút. Những loài cây to, gỗ tốt như đinh, lim, sến, táu, lát hoa, sao, trắc, mun, gụ, giáng hương... đã cạn kiệt.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư