*tác dụng đây nhé :
Cảnh ngày xuân càng trở lên đẹp thêm , sinh động thêm bởi nhà thơ còn miêu tả lễ hội mùa xuân .
“ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Điệp từ “lễ là. hội là ”có tính chất liệt kê để gợi lên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay . Sau đó nhà thơ đã miêu tả cụ thể cảnh chảy hội đông vui, tưng bừng , náo nhiệt .
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”.
Trên khắp nẻo đường gần xa , những dòng người cuồn cuộn chảy hội có biết bao yến anh , tài tử , giai nhân dập dìu , vai sánh vai , chân nối chân cùng nhịp bước . Dòng người chảy hội tấp nập , ngựa xe cuồn cuộn . Nhà thơ đã rất khéo léo dùng hàng loạt các từ láy “ nô nức , dập dìu ”rồi các từ ghép “yến anh, tài tử , giai nhân ...” kết hợp với các ẩn dụ , so sánh “như nước , như nêm ”để gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra trên khắp các miền quê đất nước .
Đọc tiếp đoạn thơ ta còn thấy Nguyễn Du thể hiện đời sống tâm linh , phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ .
“ Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”.
Câu thơ có giá trị tạo hình lớn.Bởi lẽ , nhà thơ đã dùng phép đảo ngữ đưa từ “ngổn ngang ”lên đầu câu thơ để diễn tả những ngôi mộ liền kề nhau . Cõi âm và cõi dương , người đang sống và người đã chết , hiện tại và quá khứ ,đồng hiện trong những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ . Những “thoi vàng vó ”được rắc ra , tiền vàng được đốt tro bay lả tả bao trùm hết không gian để gửi cho người đã khuất . Cái tâm thánh thiện và niềm tin chất phác đầy ắp nghĩa tình .Các tài tử giai nhân và ba chị em Kiều không chỉ cầu mong cho các vong linh đã khuất mà còn gửi gắm bao niềm tin , bao điều mơ ớc về tơng lai , hạng phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về .Giá trị nhân văn của những câu thơ đã làm cho người đọc rất xúc động .