Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, kết quả chiến dịch biên giới

Câu 1:TRình bày chủ trương của ta diễn biến, kết quả, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch ĐBP
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, kết quả chiến dịch biên giới.
Câu 3: Trình bày, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chuẩn bị của chiến dịch Việt Bắc
Câu 4: Nội dung cơ bản, ý nghĩa hiệp định Giơ-ne vơ
6 trả lời
Hỏi chi tiết
741
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2019 21:33:44
Câu 1 :
*Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
- Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh…hàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thực…chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
*Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
- Đợt 1,( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.
- Đợt 2,( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1,… bao vây, chia cắt địch.
-Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
*Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
*Ý nghĩa:
- Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2019 21:35:52
Câu 2 :
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
+ Ngày 01-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tạo điều kiện cho ta liên lạc với các nước XHCN .
+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, và các nước CHXH khác lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
- Trong nước:
+ Pháp liên tục thất bại và ngày càng lệ thuộc Mỹ hơn.
+ Pháp âm mưu thực hiện kế hoạch Rơ Ve nhằm: Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt Trung . Thiết lập hành lang Đông-Tây: HN - Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La à Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
*Chủ trương của ta:
Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục tiêu:
- Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,
- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
*Diễn biến
- 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4
- Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.
- Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.
- Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau.
- Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950 đường số 4 được giải phóng
*Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập, giải phóng với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2019 21:38:26
Câu 3 :
Diễn biến:
Ngày 7/10/1947 cuộc tiến công lên Việt Bắc của quân Pháp bắt đầu. Pháp đã huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ, gồm đủ các binh chủng; hải, lục, không quân, dùng chiến thuật hai gọng kìm Đông, Tây; dùng quân dù chặn ta ở hướng Bắc, Nam tạo thành thế bao vây 4 mặt tiến sâu vào Việt Bắc, chia cắt ta ra mà tiêu diệt. Nhìn chung chúng đã thực hiện được một số dự định ban đầu.
Về phía ta, từ chỗ bị động quân dân ta chuyển thành thế chủ động đón đánh địch ở Việt Bắc. Bằng chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, quân và dân ta khắp nơi đánh địch. Cả 3 cánh quân của chúng đều bị đánh (quân dù, quân bộ và quân thuỷ) làm cho chúng bị tiêu hao tiêu diệt dần, bị chết mòn, chết mỏi. tinh thần sa sút nghiêm trọng. Càng ở lâu chúng càng có nguy cơ bị tiêu diệt. Vì thế ra đi hơn 2 vạn mới bị diệt có 500 tên chúng đã phải vội vã tìm cách rút lui. Tiến sâu vào Việt Bắc đã khó, rút lui cồng khó hơn nhiều. Chính trên đường rút lui chúng mới bị quân, dân ta chặn đánh ác liệt. Nhiều trận đánh lớn của quán ta đã diễn ra, tiêu biểu như trận đánh phục kích đoàn xe cơ giới của địch trên đèo Bông Lau đoạn từ Cao Bằng di Lạng Sơn, riêng trận này ta đã diệt và phá huỷ được 27 xe cơ giới của địch, diệt hơn 120 tên địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng.
Trận đánh quân thuỷ ở Khe Lau trên dòng sông Gâm tiêu diệt 7 tàu chiến và ca nô địch, xác địch chìm xuống lòng sông mấy ngày sau nổi lềnh bềnh trên một khúc sông dài gần 2 cây số làm tắc nghẽn cả dòng nước. Tàn quân của địch phải chia thành 2 đường thuỷ bộ chạy tháo thân. Các cánh quân khác bị quân dân ta truy kích liên tục, chặn đầu khoá đuôi chúng mà tiêu diệt. Tính đến ngày 19/12/1947 quân Pháp cơ bản đã rút khỏi Việt Bắc, đến hạ tuần tháng 12 đám tàn quân của địch mới về tới Gầu Đuông, Hà Nội kết thúc chiến dịch Việt Bắc.
Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: Sau hơn 2 tháng chiến đấu ta đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống 3.300 tên dịch, nếu tính cả các chiến trường khác phối hợp trong thời gian diễn ra chiến dịch Việt Bắc thì ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 tên địch. Ta thu được nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng.
- Ta đã bảo toàn được Trung ương Đảng và Chính phủ. bảo toàn được quân chủ lực của ta, giữ vững được căn cứ địa Việt Bắc, cả 2 mục tiêu của địch đều không đạt. Quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn quân thù.
- Ý nghĩa: Đây là thắng lợi lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi này làm nức lòng quân dân cả nước, khẳng định rằng đường lối kháng chiến của ta là đúng đắn, làm dân ta càng thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch.
- Ta đã đánh bại được chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch. Từ nay, ta kết thúc giai đoạn phòng ngự tích cực để chuyển sang giai đoạn cầm cự giằng co với địch, ta đã nắm được quyến chủ động và chiến thuật. Địch phải từ bò chiến lược đánh nhanh thắng nhanh để chuyển sang đánh lâu dài với ta.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/03/2019 21:41:48
Câu 4 :
1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
2. Ý nghĩa:
- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
1
0
doan man
26/03/2019 21:57:37
câu 4.
Nội dung của hiệp định Giơ ne vơ:
  • Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
  • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
  • Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...
  • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
  • Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
  • Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa hiệp định Giơ ne vơ:
  • Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
  • Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược , rút hết quân đội về nước, đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
1
0
doan man
26/03/2019 22:00:10
Câu 3: Trình bày, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chuẩn bị của chiến dịch Việt Bắc
_____________________
Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Theo ghi nhận, diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 có thể chia làm hai giai đoạn chính
Giai đoạn 1: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
  • Ngày 7 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp huy động 15.000 quân với hầu hết các máy bay ở Đông Dương.
  • 800 lính đổ bộ xuống Bắc Cạn
+ Một bộ phận nhảy dù
+ Một bộ phận tấn công từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, sau đó chia một bộ phận xuống Bắc Cạn.
  • 200 lính Pháp tiếp tục đổ bộ xuống chiếm chợ Đồn ngày 8/10/1947.
  • Quân Việt Minh ta theo chỉ thị của Đảng “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
  • Ngày 8/10/1947, quân du kích Việt Minh liên tiếp tập kích và quấy rối nhiều vị trí, đồng thời diệt được hai trung đội Pháp.
  • Sau khi có “bản tiến công Việt Bắc” từ chiến sĩ Nguyễn Danh Lộc qua việc bắn rơi chiếc máy bay của 12 sĩ quan tham mưu chiến lược Pháp, bộ Tổng chỉ huy của Việt Minh đã điều chỉnh và tổ chức lại lực lượng, nhằm chia thành các tiểu đoàn tấn công từng mặt trận cụ thể.
  • Chiều ngày 14 tháng 10 năm 1947, Trung ương Đảng đã họp và thống nhất phương thức đánh quân Pháp. Từ các mặt trận, quân ta chiến đấu anh dũng nhằm đẩy lui bước tiến của thực dân Pháp.
+ Việt Minh đánh hơn 20 trận và buộc thực dân Pháp phải rút khỏi chợ Đồn, chợ Rã vào cuối tháng 11 năm 1947 trên mặt trận đường số 3.
+ Quân ta tiếp tục phục kích tại bản Sao – đèo Bông Lau vào ngày 30/10/1947, sau đó phá tan được 27 xe chuyên dụng, bắt sống 240 tên Pháp tại mặt trận đường số 4. Thực dân Pháp vào thế bị cô lập đành rút khỏi bản Sao => “con đường chết” đã trở thành cái tên của đường số 4.
  • Ngày 29/10/1947, 30 chiếc xe bọc thép của Pháp bị rơi vào ổ mai phục của quân Việt Minh. Khoảng 250 bị giết và bị bắt.
  • Ở những mặt trận khác, quân Việt Minh đánh kiềm chế và không cho quân Pháp tập trung lực lượng vào các chiến trường chính.
 
Giai đoạn 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
  • Sau một thời gian bị quân Việt Minh bao vây, phục kích và tiêu diệt. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1947, quân Pháp mở đợt tấn công Ceinture. Thực dân Pháp tiến hành càn quét từ 19/11 đến 14/12/1947 và bắt giữ được nhiều công cụ vũ khí, phá vỡ đài phát thanh và bắt hơn 1000 người Việt.
  • Quân ta tạo các ổ phục kích trên các tuyến đường thuộc địa phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đồng thời đánh từ Chiêm Hóa về phủ Lạng Thương, Hà Giang => Thực dân Pháp phải rút khỏi Tuyên Quang.
  • Ở các chiến trường khác, quân Việt Minh phối hợp ăn ý. Tại Hà Nội, quân ta chiến đấu dũng cảm.
  • Đồn Phủ Thông của Pháp bị quân ta đánh bại vào đêm 30/11/1947.
  • Tháng 12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc cùng nhiều mặt trận khác.
  • Ngày 15/12/1947, trung đoàn 165 tập kích đèo Giàng và phá hủy được 17 xe, tiêu diệt 60 tên Pháp, thu 2 triệu tiền Đông Dương và vũ khí các loại.
Kết quả và Ý nghĩa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
  • Sau hơn hai tháng chiến đấu bền bỉ đầy anh dũng, đại bộ phận thực dân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc đến ngày 19 tháng 12 năm 1947.
  • Hơn 6000 tên lính Pháp và tay sai người Việt bị tiêu diệt, bắt hơn 270 tên lính, hạ 16 tàu chiến, 38 ca nô, 18 máy bay chuyên dụng và 255 xe các loại. Quân Việt Minh đã hoàn thành được mục tiêu đã đề ra là bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc và phá tan cuộc tấn công của thực dân Pháp.
  • Binh lính Pháp hoang mang cực độ, tinh thần lo sợ, dư luận Pháp dậy sóng
  • Cuộc chiến đấu thất bại buộc quân Pháp kết thúc sớm cuộc chiến ở Đông Dương, buộc phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài “dùng người Việt để đánh người Việt”.
  • Lực lượng chiến đấu dần thay đổi theo hướng có lợi cho quân Việt Minh. Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 kết thúc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư